Hội LHPN huyện Thanh Trì Ra mắt mô hình “Khu di tích lịch sử kiểu mẫu Đình thờ Đô Hồ Đại Vương Phạm Tu”
Ngày 13/8, Hội LHPN huyện Thanh Trì phối hợp với Đảng uỷ, UBND xã Thanh Liệt, Hội LHPN xã Thanh Liệt tổ chức Ra mắt Mô hình “Khu di tích lịch sử kiểu mẫu Đình thờ Đô Hồ Đại Vương Phạm Tu” tại xã Thanh Liệt và tuyên truyền phổ biến, quán triệt các nội dung thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng gắn với thực hiện Cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”, xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc, phát triển bền vững.
Đây là hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng huyện Thanh Trì (06/10/1954-06/10/2024), 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), hướng tới kỷ niệm 94 năm thành lập Hội LHPN Việt Nam (20/10/1930/20/10/2024).
" src="https://images.baophunuthudo.vn/zoom/1000/uploaded/lanhh/2024_08_13/thanh_tri_1_fttu.jpg" />
Các đại biểu dâng hương tại “Khu di tích lịch sử kiểu mẫu Đình thờ Đô Hồ Đại Vương Phạm Tu” tại xã Thanh Liệt.
Đình Ngoại - Đình thờ Đô Hồ Đại Vương Phạm Tu tại xã Thanh Liệt được công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa Quốc gia theo Quyết định số 100/VHQĐ ngày 21/1/1989 của Bộ Văn hóa-Thông tin và Thể thao, là khu di tích đặc biệt thuộc khu quần thể Công viên tưởng niệm danh nhân Chu Văn An đang được xây dựng với tổng diện tích khoảng 100 ha.
Theo thần tích, Đình Phạm Tu vốn là một ngôi đền cổ, được xây dựng theo lệnh của vua Lý Nam Đế để thờ danh tướng Phạm Tu, là một võ tướng, công thần khai quốc nhà tiền Lý trong lịch sử Việt Nam. Ông là người có công giúp vua Lý Nam Đế đánh đuổi quân xâm lược nhà Lương, thành lập nước Vạn Xuân độc lập. Sự tồn tại của di tích qua các giai đoạn lịch sử khác nhau vẫn được nhắc tới qua văn bia hiện còn và truyền thuyết trong dân gian.
Theo bia Trung thôn ký sự thạch bi dựng năm Thành Thái 17 (1905) thì đình có từ rất lâu đời, năm Tự Đức Nhâm thân (1872), xã yêu cầu dời bỏ ngôi đình để gộp xây một ngôi miếu chung. Do bị dỡ đình mà đời sống nhân dân sa sút.
Đến năm Thành Thái Mậu Tuất (1898) các vị chức sắc, kỳ mục trong làng đã cùng với nhân dân xây lại ngôi đình trên khu đất cao giữa cánh đồng, hướng Nam, có hồ nước rộng phía trước. Bao quanh khối kiến trúc chính là vườn cây cổ thụ xanh mát. Trước đây, khu kiến trúc chính chia làm 2 phần: Đình chính và Thọ đàn, nối hai khu chính là khu nhà cầu.
Phát biểu tại chương trình, bà Phạm Nguyên Nhung, Huyện ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN huyện Thanh Trì khẳng định: Phát huy truyền thống xã anh hùng của huyện Anh hùng, những năm qua, Hội LHPN xã Thanh Liệt luôn trú trọng tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử, cách mạng, vận động cán bộ, hội viên phụ nữ tham gia thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng, xây dựng người phụ nữ Thanh Trì thanh lịch, văn minh.
"Việc ra mắt Mô hình “Khu di tích lịch sử kiểu mẫu Đình thờ Đô Hồ Đại Vương Phạm Tu” tại xã Thanh Liệt góp phần tạo sự văn minh cho những người quản lý di tích, người dân đến chiêm bái, đồng thời thể hiện sự trân trọng với các di tích lịch sử, làm tăng những giá trị đích thực của di tích trong cộng đồng" - bà Phạm Nguyên Nhung nhấn mạnh.
Các cán bộ hội viên, phụ nữ luôn xác định nhiệm vụ lan tỏa trong cộng đồng dân cư thực hiện nghiêm các quy tắc ứng xử nơi di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh.
Theo đó, các cấp Hội Phụ nữ huyện Thanh Trì cần xác định vai trò trách nhiệm của mình tích cực tuyên truyền, vận động cán bộ hội viên, phụ nữ, vận động những người thân trong gia đình từ đó lan tỏa ra mỗi người dân trong cộng đồng dân cư thực hiện nghiêm các quy tắc ứng xử nơi di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh.
Phấn đấu 100% cán bộ, hội viên và 85% trở lên phụ nữ trên địa bàn được tuyên truyền, thay đổi hành vi thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng, ứng xử văn minh, thanh lịch tại các di tích lịch sử văn hóa mọi lúc, mọi nơi.
100 % phụ nữ kinh doanh tại các điểm di tích lịch sử đã xếp hạng trên địa bàn được tuyên truyền, thay đổi hành vi và trở thành hạt nhân tích cực để vận động khách tham quan thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng. Tiếp tục xây dựng, nhân rộng những mô hình, công trình, phần việc cụ thể, thiết thực phù hợp địa bàn thể hiện vai trò, trách nhiệm, sự đóng góp của phụ nữ trong việc truyền thông quảng bá hình ảnh nét đẹp của các di tích lịch sử, văn hóa cũng như nét đẹp người phụ nữ Thủ đô “Thanh lịch-văn minh”.
Trong khuôn khổ chương trình, gần 200 cán bộ, hội viên phụ nữ xã Thanh Liệt đã được nghe tuyên truyền phổ biến, quán triệt các nội dung thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng gắn với thực hiện Cuộc vận động “ Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp” góp phần xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc, phát triển bền vững.
Nguồn: baophunuthudo.vn
Tin cùng chuyên mục
Bài viết gần đây
Quy mô dân số, diện tích, lãnh đạo chủ chốt 126 xã, phường của Hà Nội
Hòa vào dòng chảy chuyển mình mạnh mẽ cùng đất nước, từ ngày 1-7-2025, Thủ đô Hà Nội chính thức vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, với 126 xã, phường đi vào hoạt động.
Hà Nội sơ kết vận hành thử nghiệm chính quyền địa phương hai cấp
Chiều 27-6, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội tổ chức hội nghị trực tuyến sơ kết sau 1 tuần vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương hai cấp.
Hội Liên hiệp phụ nữ 126 xã, phường thử nghiệm vận hành hoạt động
Ngày 27-6, Hội Liên hiệp phụ nữ 126 xã, phường trên toàn thành phố Hà Nội thử nghiệm vận hành hoạt động.
Chi tiết 126 đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội năm 2025
Ngày 16-6-2025, thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký Nghị quyết số 1656/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội năm 2025. Nghị quyết có hiệu lực từ 16-6-2025. Theo đó, sau khi sắp xếp, thành phố Hà Nội có 126 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 51 phường và 75 xã.
Hơn 1.200 trẻ em mồ côi Hà Nội được đỡ đầu
Chiều 24-5, hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em và Ngày Gia đình Việt Nam 28-6, Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức Ngày hội “Chắp cánh ước mơ cho con”; biểu dương gia đình tiêu biểu thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” giai đoạn 2021 - 2025.
Khai mạc Ngày Phụ nữ Thủ đô ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo năm 2025
Tối 17/5, tại trường Đại học Bách Khoa (Hà Nội), Hội LHPN Hà Nội chủ trì phối hợp với Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức chương trình Khai mạc Ngày Phụ nữ Thủ đô ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo năm 2025. Đây là một trong chuỗi các hoạt động ý nghĩa, thiết thực kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025), Ngày khoa học và công nghệ Việt Nam 18/5.
Mỗi phụ nữ là một tuyên truyền viên, lan tỏa thông điệp, hành động đẹp trong bảo vệ môi trường
Đó là phát động được đưa ra tại Chương trình phát động hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới 5/6; Chung tay xây dựng Thủ đô “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”; Ra quân tổng vệ sinh môi trường Ngày “Cuối tuần xanh” tháng 5/2025 do Hội LHPN quận Hoàn Kiếm phối hợp tổ chức sáng ngày 18/5/2025 dưới sự chỉ đạo của Hội LHPN Hà Nội.
Biểu dương điển hình tiêu biểu Phụ nữ Thủ đô làm theo lời Bác
Sáng 13/5, Hội LHPN Hà Nội đã tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiêu biểu Phụ nữ Thủ đô làm theo lời Bác, giai đoạn 2016-2025 và Tổng kết Kế hoạch số 210/KH-UBND của UBND TP Hà Nội về tuyên truyền, vận động phụ nữ thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố, giai đoạn 2022-2025.
Hội LHPN Hà Nội phát động cuộc thi ảnh trực tuyến “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”
Hội LHPN Hà Nội phát động cuộc thi ảnh trực tuyến “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”! Đây là cơ hội để phụ nữ nói riêng và người dân Thủ đô thể hiện những hành động đẹp trong việc thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng. Cuộc thi được triển khai từ ngày 20/4/2025.
Phụ nữ Thủ đô đồng diễn dân vũ chào mừng 50 năm Giải phóng miền Nam
Phụ nữ Thủ đô Hà Nội sẽ đồng diễn dân vũ chào mừng 50 năm Giải phóng miền Nam vào 8h sáng 26-4.