Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Hà Thị Nga nêu 5 đề xuất để hoàn thiện dự thảo Luật phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi)
Chiều ngày 14/6, trong phiên thảo luận dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Hà Thị Nga – đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp đã đề nghị Chính phủ nghiên cứu và nhân rộng mô hình cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, nhà tạm lánh ở các địa phương.
Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Hà Thị Nga – đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp phát biểu thảo luận
Phát biểu tại phiên thảo luận tại hội trường, đại biểu Hà Thị Nga khẳng định: Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 sau gần 15 năm thực hiện đã có những tác động hết sức tích cực. Nhận thức của xã hội về phòng, chống bạo lực gia đình (BLGĐ) đã được nâng lên, nhiều vụ việc BLGĐ được phát hiện và xử lý nghiêm minh và cũng đã có không ít những địa phương trong cả nước số vụ việc bạo lực gia đình đã giảm qua các năm.
Tuy nhiên, đồng tình với các ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội đã phát biểu trước đó, đại biểu Hà Thị Nga cho biết: Trên thực tế, BLGĐ vẫn là một vấn nạn nhức nhối có xu hướng trầm trọng hơn, đa dạng hơn, phức tạp hơn, đã và đang để lại những hậu quả thương tâm, đau xót cho nhiều gia đình.
BLGĐ cũng là nguyên nhân chính của trên 76% số vụ ly hôn trong 10 năm qua. Đặc biệt trong hơn 2 năm dịch bệnh Covid – 19, số vụ việc BLGĐ có xu hướng tăng lên với mức độ nghiêm trọng hơn và là nguyên nhân sâu xa dẫn đến một số vụ án mạng xảy ra trong thời gian gần đây. Nạn nhân của BLGĐ đa số rơi vào nhóm đối tượng là phụ nữ, người cao tuổi, người khuyết tật và trẻ em.
“Tôi biểu thị sự đồng tình với nội dung Tờ trình của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Xã hội của Quốc hội về sự cần thiết sửa đổi Luật Phòng, chống bạo lực gia đình hiện hành. Tôi cũng đánh giá cao và cơ bản nhất trí với nội dung dự thảo sửa đổi luật đã được xây dựng hết sức công phu, có tính kế thừa” – đại biểu Hà Thị Nga nhấn mạnh.
Để tiếp tục đóng góp hoàn thiện dự thảo Luật, đại biểu Hà Thị Nga tham gia 5 ý kiến.
Thứ nhất, đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu để đảm bảo tính bao quát của các hành vi BLGĐ theo các dạng bạo lực về thể chất, về tinh thần, về tình dục, kinh tế và bổ sung thêm các hành vi như cưỡng ép hoặc ngăn cản việc sử dụng các biện pháp tránh thai trái ý muốn hay cưỡng ép sinh đẻ sớm, sinh đẻ nhiều, cưỡng ép mang thai hộ trái luật hoặc các hành vi gián tiếp như bao che, dung túng, cổ vũ hành vi BLGĐ. Đồng thời, đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát và xác định rõ hơn nhằm đảm bảo sự tương xứng giữa hành vi BLGĐ với các biện pháp xử lý được quy định trong luật.
Đồng tình với một số ý kiến đã phát biểu trước đó, đại biểu Hà Thị Nga cho rằng, không nên bỏ sót các trường hợp BLGĐ, đặc biệt là đối với con riêng của vợ, chồng hoặc những người đang chung sống với nhau như vợ chồng.
Theo kinh nghiệm quốc tế, luật mẫu về BLGĐ của Ủy ban Nhân quyền Liên Hợp quốc khuyến khích các quốc gia xác định mối quan hệ nảy sinh BLGĐ càng rộng càng tốt. Đại biểu đề nghị tại khoản 2 điều 4 dự thảo Luật bổ sung thành viên gia đình của người đã ly hôn, người chung sống với nhau như vợ, chồng cũng là đối tượng áp dụng quy định nếu có hành vi BLGĐ. Nếu như chúng ta chỉ quy định như dự thảo luật thì dường như chưa bao gồm những đối tượng này.
Thứ hai, cần nghiên cứu để đưa người gây bạo lực, cũng là đối tượng của tư vấn, hỗ trợ tâm lý trong phòng, chống BLGĐ. Nếu Luật chỉ quy định về xử phạt vi phạm cấm tiếp xúc mà chưa coi người có hành vi BLGĐ là đối tượng cần được trợ giúp tư vấn thì khó có thể giải quyết được gốc rễ vấn đề và như vậy hành vi BLGĐ sẽ có nguy cơ tái diễn trong thực tế. Đại biểu cũng đề nghị phải quan tâm để đa dạng hóa các hình thức tư vấn phù hợp với tình hình thực tế. Theo điều 17, 18, 19 của dự thảo Luật, hiện chúng ta có 2 hình thức tư vấn là tư vấn ở cộng đồng và tư vấn tại cơ sở khám, chữa bệnh, cơ sở trợ giúp xã hội, trung tâm trợ giúp pháp lý, cơ sở phòng, chống BLGĐ. Tuy nhiên hiện chúng ta đang đẩy mạnh chuyển đổi số nên cần nghiên cứu bổ sung các hình thức tư vấn gián tiếp như tư vấn qua điện thoại, qua thư điện tử để góp phần tăng hiệu quả của công tác tư vấn.
Thứ ba, để Luật thực thi một cách có hiệu quả, khắc phục những hạn chế trong thời gian qua, bên cạnh việc Quốc hội bổ sung, hoàn thiện các quy định của luật, đại biểu trân trọng đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục quan tâm, tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện của cấp ủy, chính quyền các cấp về công tác phòng, chống BLGĐ. Qua nắm tình hình thực tế, còn không ít địa phương chưa thật sự quan tâm, đầu tư một cách thỏa đáng đến lĩnh vực gia đình và điều này cũng đã được nêu trong đánh giá báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Trong khi đó, có những địa phương đã rất chủ động trong công tác này. Tiêu biểu như là thành phố Đà Nẵng, từ Chỉ thị số 25/2009 của Thành ủy về phòng, chống BLGĐ trên địa bàn của thành phố Đà Nẵng, các địa phương đã có rất nhiều những mô hình về phòng, chống BLGĐ hiệu quả và góp phần rất quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của người dân. Do đó, ở địa phương này số vụ việc BLGĐ đã giảm mạnh qua các năm, năm 2009 có 334 vụ, năm 2019 có 117 vụ và đến năm 2021 chỉ còn 96 vụ.
Bên cạnh đó, các địa phương tiếp tục quan tâm để nâng cao chất lượng, hiệu quả của địa chỉ tin cậy ở cộng đồng, bổ sung cho người vận hành địa chỉ tin cậy ở cộng đồng các quyền liên quan đến quyền được đào tạo, bồi dưỡng, được bảo vệ như người tham gia phòng, chống BLGĐ.
Cuối cùng, đại biểu Hà Thị Nga trân trọng đề nghị Chính phủ nghiên cứu và nhân rộng mô hình cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, nhà tạm lánh ở các địa phương. Từ kết quả thí điểm mô hình nhà tạm lánh của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam với tên gọi là Nhà bình yên, mô hình này đang thực hiện hỗ trợ nạn nhân về nơi ở, về đời sống, về tâm lý, về pháp lý và đem lại hiệu quả rất thiết thực trong việc hỗ trợ nạn nhân BLGĐ. Sau 15 năm hoạt động của mô hình này đã đem lại hiệu quả rất tích cực.
Theo báo Phụ nữ Thủ đô điện tử
Tin cùng chuyên mục
Bài viết gần đây
Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố thăm, chúc Tết công nhân môi trường đô thị Hà Nội
Chiều 21-1, Đoàn công tác Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội đã đến thăm, chúc Tết, tặng quà cán bộ, nhân viên Công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị Hà Nội.
Lãnh đạo Hội LHPN Hà Nội thăm tặng quà nữ đảng viên cao tuổi và người có công
Nhân dịp kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2025) và Tết Nguyên đán Ất Tỵ, sáng 21/1/2025, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương làm trưởng đoàn công tác đã đến thăm, tặng quà nữ đảng viên cao tuổi tiêu tiểu tại huyện Ứng Hòa và thăm hỏi tặng quà cho 2 Trung tâm nuôi dưỡng và điều dưỡng người có công số II tại xã An Viên, huyện Ứng Hòa và phường Biên Giang, quận Hà Đông, TP Hà Nội.
Khai mạc “Tuần lễ vàng an toàn đón tết” lần thứ 7
Sáng ngày 21/01/2025, tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Hỗ trợ phát triển phụ nữ Hà Nội (số 1 Hoàng Văn Thụ, quận Hà Đông), Hội LHPN thành phố Hà Nội khai mạc Chương trình “Tuần lễ vàng an toàn đón tết” lần thứ 7 (diễn ra từ ngày 20/1 đến 26/1 năm 2025).
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp mặt 95 nữ đảng viên tiêu biểu TP Hà Nội: Các nữ đảng viên tiếp tục tham gia xây dựng Đảng vững mạnh, tiến bước vào kỷ nguyên mới
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân bày tỏ vui mừng khi gặp mặt 95 nữ đảng viên tiêu biểu, đại diện cho gần 216.700 nữ đảng viên của Đảng bộ Hà Nội. Trong thời gian tới, phụ nữ Thủ đô nói riêng, phụ nữ cả nước nói chung, đặc biệt là các nữ đảng viên, tiếp tục là lực lượng nòng cốt tham gia xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh, thực sự là đạo đức, là văn minh, vững bước tiến vào kỷ nguyên mới.
Hội LHPN quận Hoàn Kiếm: 10 dấu ấn/hoạt động nổi bật trong công tác Hội năm 2024
Năm 2024, Các cấp Hội Phụ nữ toàn quận Hoàn Kiếm đổi mới, sáng tạo triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm của Hội và nhiệm vụ chính trị của quận, thành phố. Nhiều mô hình, công trình, phần việc cụ thể, thu hút đông đảo cán bộ, hội viên và các tầng lớp phụ nữ tham gia, góp phần hoàn thành các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.
Gần 115 nghìn lượt hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn
Ngày 8-1, Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị giao ban liên ngành giữa Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố với các tổ chức chính trị - xã hội thành phố: Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên để đánh giá công tác ủy thác cho vay năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân sẽ gặp mặt 95 nữ đảng viên tiêu biểu của Thủ đô
Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội cho biết, chiều 16-1-2025, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân sẽ gặp mặt 95 nữ đảng viên tiêu biểu của Thủ đô.
10 sự kiện, vấn đề nổi bật của Thủ đô Hà Nội năm 2024
Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội vừa công bố 10 sự kiện tiêu biểu của Thủ đô năm 2024. Báo Kinh tế & Đô thị xin đăng tải 10 sự kiện, vấn đề nổi bật của Thủ đô Hà Nội năm 2024.
Chuyển biến từ mô hình “Đoạn đường, tuyến phố không rác” của phụ nữ Ba Đình
Sau 2 tuần thực hiện mô hình “Đoạn đường, tuyến phố không rác”, diện mạo 13 tuyến phố của phụ nữ quận Ba Đình đã có rất nhiều chuyển biến.
Nhiều hoạt động giáo dục truyền thống, lịch sử, văn hóa của phụ nữ Thủ đô năm 2024
Năm 2024, câu lạc bộ phụ nữ Thủ đô đã tích cực tổ chức nhiều hoạt động, chương trình ý nghĩa thiết thực nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của chị em trên địa bàn thành phố Hà Nội.