Nâng cao vai trò của phụ nữ trong bảo tồn và phát huy giá trị sản phẩm làng nghề truyền thống
Ngày 28/5, Hội LHPN Hà Nội phối hợp tổ chức Hội thảo “Vai trò của phụ nữ trong bảo tồn và phát huy giá trị sản phẩm làng nghề truyền thống trên địa bàn thành phố Hà Nội” tại huyện Chương Mỹ. Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương chủ trì hội nghị.
Phát biểu khai mạc, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương cho biết: Hiện nay toàn Thành phố có khoảng 1.350 làng nghề và làng có nghề, chiếm 56% tổng số làng nghề và hội tụ 47/52 nghề trong tổng số nghề truyền thống của cả nước. Mỗi làng nghề, phố nghề Hà Nội đều mang một bản sắc riêng, tạo ra những sản phẩm độc đáo, tinh xảo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, bảo tồn được các giá trị văn hóa nghề, làng nghề truyền thống, ngày càng nâng cao năng lực cạnh tranh, giá trị gia tăng của các sản phẩm, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của Thủ đô.
Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương phát biểu tại hội nghị.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển làng nghề trong phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho phụ nữ, bảo đảm an sinh xã hội và phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô, những năm qua, Hội LHPN Hà Nội đã chủ động tổ chức thực hiện các hoạt động hỗ trợ phụ nữ tham gia bảo tồn và phát triển sản phẩm nghề truyền thống; tạo việc làm cho phụ nữ và gia đình, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế bền vững.
Quang cảnh hội thảo.
Bên cạnh đó, các cấp Hội đã tập trung tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Nhà nước và thành phố về phát triển làng nghề, vận động hội viên, phụ nữ khôi phục, bảo tồn và phát huy các nghề truyền thống, góp phần tạo dựng thương hiệu các sản phẩm của địa phương; nhiều phụ nữ làng nghề đã trở thành nữ nghệ nhân, nữ thợ giỏi cống hiến tài năng, sức sáng tạo thổi hồn vào từng tác phẩm để gửi gắm những giá trị văn hóa, nghệ thuật, thông điệp của làng nghề đến với bạn bè trong nước và quốc tế.
Thành hội đã phối hợp chặt chẽ với Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ và làng nghề Hà Nội tôn vinh 10 nữ nghệ nhân làng nghề, thợ giỏi, hiện đang trình UBND Thành phố 8 nữ nghệ nhân đề nghị tôn vinh. Trong số gần 350 nghệ nhân làng nghề thì có 1/13 nữ nghệ nhân Nhân dân, 5/42 nữ nghệ nhân Ưu tú, 50/290 nữ nghệ nhân Hà Nội.
Các địa biểu tham quan Cơ sở sản xuất Mây tre đan Hân Hạnh tại thôn Phú Vinh, xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ (Hà Nội).
Tuy nhiên việc tham gia bảo tồn và phát triển nghề truyền thống của tổ chức Hội và phụ nữ còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Đó là: Vai trò của phụ nữ và các cấp Hội còn chưa phát huy hết tiềm năng; nhận thức hội viên, phụ nữ còn hạn chế, nên tại các nơi có nghề truyền thống hầu như rất ít phụ nữ trẻ theo nghề, bám nghề mà chủ yếu là phụ nữ trung niên và cao tuổi. Sản phẩm hàng hóa do phụ nữ các làng nghề sản xuất ra phần lớn chưa có nhãn hiệu, thương hiệu, bao bì sản phẩm hàng hóa chưa được bảo hộ, chất lượng sản phẩm chưa cao, ứng dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc hàng hóa chưa bắt kịp được với xu thế phát triển thị trường, nhu cầu của khách hàng.
Việc tiếp cận nguồn hỗ trợ kinh phí cho các làng nghề để đầu tư mở rộng sản xuất, đầu tư mua sắm cải tiến trang thiết bị còn eo hẹp, một số phụ nữ cũng được hỗ trợ đầu tư máy móc thiết bị, tuy nhiên số lượng này còn hạn chế, chưa thực sự hiệu quả, chưa khai thác được tiềm năng vốn có của làng nghề, ....Đây là những khó khăn, thách thức, cần tập trung có giải pháp bảo tồn và phát triển nghề truyền thống của các cấp Hội trong thời gian tới.
Tại hội thảo, các đại biểu đã trao đổi, tư vấn tiếp cận chính sách về hỗ trợ phát triển làng nghề; bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, đồng thời tham vấn cho các cấp Hội LHPN Hà Nội các giải pháp thúc đẩy hoạt động hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể trong thời gian tới.
Bà Hà Thị Vinh, Chủ tịch Hiệp Hội Thủ công mỹ nghệ và làng nghề Hà Nội cho rằng, chị em phụ nữ làng nghề cần được trau dồi kiến thức, thay đổi nhận thức và có được tư duy tốt để định hướng cho sản xuất kinh doanh của mình. Đồng thời cần quyết tâm để xây dựng được thương hiệu của mình trên thị trường trong và ngoài nước.
Bà Nguyễn Thị Hồi, Giám đốc Hợp tác xã sơn mài Hạ Thái, xã Duyên Thái, huyện Thường Tín chia sẻ: Cùng với việc thực hiện các giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị sản phẩm cần tăng cường vai trò về thông tin, như thị trường đầu vào, thị trường các yếu tố sản xuất và thị trường tiêu thụ...; công tác đào tạo, bồi dưỡng, thu hút nguồn nhân lực, tài chính, tín dụng, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, mở rộng thị trường tiêu thụ và xây dựng thương hiệu; tiếp tục, đẩy mạnh xây dựng mô hình HTX ứng dụng công nghệ cao, sản xuất gắn với chuỗi giá trị để nhân rộng sản xuất.
Bà Nguyễn Thị Hồi, Giám đốc Hợp tác xã sơn mài Hạ Thái, xã Duyên Thái, huyện Thường Tín phát biểu tại hội thảo.
Theo ông Đỗ Huy Bảo, Phó Chi cục trưởng Chi cục PTNT - Sở NN&PTNT Hà Nội: Trong những năm gần đây, công tác bảo tồn và phát triển làng nghề được Trung ương và Thành phố rất quan tâm, nhiều chính sách khuyến khích phát triển làng nghề được ban hành. Trong đó công tác phát triển làng nghề gắn với du lịch đang được coi là nhiệm vụ quan trọng để xúc tiến thương mại, quảng bá giới thiệu sản phẩm làng nghề Hà Nội đến người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Nhằm bảo tồn và phát triển làng nghề trên địa bàn Thành phố, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động trong thời gian tới, với vai trò là đơn vị chủ trì tham mưu Thành phố công tác quản lý Nhà nước về làng nghề, Sở Nông nghiệp và PTNT sẽ tham mưu Thành phố tập trung triển khai một số giải pháp, như: Rà soát ban hành các cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển ngành nghề, làng nghề thành phố Hà Nội đủ mạnh, đặc biệt là chính sách ưu đãi thu hút đầu tư, các nguồn vốn vay; khuyến khích các doanh nghiệp liên kết để bảo tồn và phát triển làng nghề của Hà Nội.
Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền rộng rãi các chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề, làng nghề; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về ngành nghề nông thôn, có chính sách thu hút các nghệ nhân, thợ giỏi tham gia các hoạt động đào tạo, truyền nghề cho thế hệ kế cận...
PGS.TS. Phạm Thị Tố Oanh, Trưởng Ban chính sách và phát triển Hợp tác xã, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam cho rằng: Phụ nữ có lợi thế và có vai trò quan trọng trong thông tin, chia sẻ, tạo niềm tin, kết nối trong sản xuất, xây dựng thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm. Do đó, phụ nữ cần phát huy nội lực, tính sáng tạo, liên kết và tổ chức sản xuất theo mô hình kinh tế, chuỗi giá trị. Trung ương và địa phương cần có cơ chế chính sách đặc thù, phối kết hợp với các cấp, các ngành để tư vấn, hỗ trợ, bố trí nguồn lực trong khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường, cơ sở hạ tầng, đào tạo nghề, tiếp cận nguồn vốn, xúc tiến thương mại...
Cần nâng cao công tác tuyên truyền để phụ nữ làng nghề thêm tự hào, yêu nghề và bảo tồn, phát huy giá trị sản phẩm làng nghề của mình.
Theo Phó Chủ tịch thường trực Hội LHPN Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương, để nâng cao vai trò của phụ nữ trong bảo tồn và phát huy giá trị sản phẩm làng nghề truyền thống trên địa bàn thành phố Hà Nội, trong thời gian tới, Hội LHPN Hà Nội sẽ tiếp tục chỉ đạo các cấp hội cơ sở nâng cao công tác tuyên truyền để phụ nữ làng nghề thêm tự hào, yêu nghề và bảo tồn, phát huy giá trị sản phẩm làng nghề của mình.
Các cấp hội phụ nữ cần quan tâm đồng hành, hỗ trợ các giải pháp để phụ nữ làng nghề làm tốt hơn vai trò của mình, như: kết nối, hỗ trợ thiết kế sản phẩm có ứng dụng cao; hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm; xây dựng thứ hút nguồn lực lao động; truyền nghề cho thế hệ sau...
Hội thảo "Vai trò của phụ nữ trong bảo tồn và phát huy giá trị sản phẩm làng nghề truyền thống trên địa bàn thành phố Hà Nội" được tổ chức với với mục đích phân tích, đánh giá, nhìn nhận khách quan về vai trò của phụ nữ trong bảo tồn và phát triển sản phẩm nghề truyền thống; nâng cao nhận thức của tổ chức Hội và phụ nữ về bảo tồn, phát triển nghề truyền thống, trong đó quan tâm đến các giải pháp phát triển mô hình phát triển kinh tế tập thể tại khu vực làng nghề góp phần thực hiện hiệu quả Đề án “Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030”.
Tạo điều kiện để phụ nữ có thể tiếp cận nhanh các dự án quy hoạch, nhất là dự án phát triển du lịch gắn với phát triển làng nghề, đồng thời, làm sao để Hội Phụ nữ thực sự là sợi dây kết nối các nghệ nhân, thợ giỏi trên địa bàn Thành phố. Phó Chủ tịch thường trực Hội LHPN Hà Nội cũng mong rằng, cấp ủy chính quyền các cấp quan tâm hơn nữa đến lao động nữ làng nghề. Có chính sách hỗ trợ cho chị em có điều kiện phát triển để chị em có nhiều vận hội mới phát triển tốt hơn, góp phần vào sự phát triển các làng nghề truyền thống trên địa bàn Thành phố.
Nguồn: baophunuthudo.vn
Tin cùng chuyên mục
Bài viết gần đây
Lãnh đạo Hội LHPN Hà Nội thăm tặng quà nữ đảng viên cao tuổi và người có công
Nhân dịp kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2025) và Tết Nguyên đán Ất Tỵ, sáng 21/1/2025, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương làm trưởng đoàn công tác đã đến thăm, tặng quà nữ đảng viên cao tuổi tiêu tiểu tại huyện Ứng Hòa và thăm hỏi tặng quà cho 2 Trung tâm nuôi dưỡng và điều dưỡng người có công số II tại xã An Viên, huyện Ứng Hòa và phường Biên Giang, quận Hà Đông, TP Hà Nội.
Khai mạc “Tuần lễ vàng an toàn đón tết” lần thứ 7
Sáng ngày 21/01/2025, tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Hỗ trợ phát triển phụ nữ Hà Nội (số 1 Hoàng Văn Thụ, quận Hà Đông), Hội LHPN thành phố Hà Nội khai mạc Chương trình “Tuần lễ vàng an toàn đón tết” lần thứ 7 (diễn ra từ ngày 20/1 đến 26/1 năm 2025).
Hội LHPN quận Hoàn Kiếm: 10 dấu ấn/hoạt động nổi bật trong công tác Hội năm 2024
Năm 2024, Các cấp Hội Phụ nữ toàn quận Hoàn Kiếm đổi mới, sáng tạo triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm của Hội và nhiệm vụ chính trị của quận, thành phố. Nhiều mô hình, công trình, phần việc cụ thể, thu hút đông đảo cán bộ, hội viên và các tầng lớp phụ nữ tham gia, góp phần hoàn thành các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.
Gần 115 nghìn lượt hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn
Ngày 8-1, Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị giao ban liên ngành giữa Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố với các tổ chức chính trị - xã hội thành phố: Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên để đánh giá công tác ủy thác cho vay năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân sẽ gặp mặt 95 nữ đảng viên tiêu biểu của Thủ đô
Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội cho biết, chiều 16-1-2025, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân sẽ gặp mặt 95 nữ đảng viên tiêu biểu của Thủ đô.
10 sự kiện, vấn đề nổi bật của Thủ đô Hà Nội năm 2024
Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội vừa công bố 10 sự kiện tiêu biểu của Thủ đô năm 2024. Báo Kinh tế & Đô thị xin đăng tải 10 sự kiện, vấn đề nổi bật của Thủ đô Hà Nội năm 2024.
Chuyển biến từ mô hình “Đoạn đường, tuyến phố không rác” của phụ nữ Ba Đình
Sau 2 tuần thực hiện mô hình “Đoạn đường, tuyến phố không rác”, diện mạo 13 tuyến phố của phụ nữ quận Ba Đình đã có rất nhiều chuyển biến.
Nhiều hoạt động giáo dục truyền thống, lịch sử, văn hóa của phụ nữ Thủ đô năm 2024
Năm 2024, câu lạc bộ phụ nữ Thủ đô đã tích cực tổ chức nhiều hoạt động, chương trình ý nghĩa thiết thực nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của chị em trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Phụ nữ Sóc Sơn góp phần xây dựng quê hương thêm giàu đẹp
Sáng 25/12, Hội LHPN huyện Sóc Sơn tổ chức hội nghị tổng kết công tác hội, phong trào phụ nữ và hoạt động tổ chức Tài chính vi mô tình thương (TYM) năm 2024; triển khai phương hướng nhiệm vụ và phát động thi đua năm 2025.
Phụ nữ Thanh Trì chung tay hành động vì môi trường “sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn“
Trong không khí thi đua sôi nổi của các cấp, các ngành lập thành tích chào Xuân mới Ất Tỵ 2025, mừng kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và Đại hội Đảng các cấp huyện Thanh Trì nhiệm kỳ 2025-2030, ngày 4/1, Hội LHPN huyện Thanh Trì tổ chức phát động ra quân tổng vệ sinh môi trường hưởng ứng phong trào thi đua “sáng - xanh – sạch – đẹp” huyện Thanh Trì, xây dựng mô hình “Đoạn đường/Tuyến phố không rác”.