Phụ nữ Thủ đô có trách nhiệm xây dựng thành phố hoà bình, sáng tạo
Sáng ngày 20/12/2024, tại huyện Thạch Thất, Hội LHPN thành phố Hà Nội đã tổ chức chương trình truyền thông Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của phụ nữ Thủ đô tham gia phát triển công nghiệp văn hoá, góp phần xây dựng thành phố hoà bình, sáng tạo năm 2024.
Các đại biểu tham quan gian trưng bày giới thiệu quạt Chàng Sơn - sản phẩm truyền thống hàng trăm năm của làng nghề Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội
Dự và chỉ đạo chương trình có bà Phạm Thị Thanh Hương, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội, đại diện lãnh đạo Huyện uỷ, UBND, Hội LHPN huyện Thạch Thất cùng đại diện lãnh đạo Hội LHPN các quận, huyện thị xã; CLB doanh nhân nữ Hà Nội và các đại biểu là nữ nghệ nhân, thợ giỏi, lao động nữ huyện Thạch Thất.
Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội Phạm thị Thanh Hương phát biểu khai mạc chương trình
Phát biểu khai mạc chương trình, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội Phạm thị Thanh Hương cho biết: Hiện nay, Hà Nội có 1.350 làng có nghề và 327 làng nghề được công nhận là làng nghề truyền thống thuộc 24 quận, huyện và thị xã. Thời gian qua, thành phố Hà Nội luôn chú trọng đẩy mạnh phát triển du lịch văn hóa làng nghề. Ngày 22/2/2022 Thành uỷ Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU về việc phát triển công nghiệp văn hoá trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.Theo mục tiêu Nghị quyết, một trong 6 lĩnh vực ưu tiên đầu tư, phát triển công nghiệp văn hoá thành ngành kinh tế mũi nhọn, chính là thủ công mỹ nghệ trong đó có vai trò nòng cốt của các làng nghề.
Quang cảnh chương trình. Các đại biểu đang nghe TS Lê Thị Thu Phượng, Học viện Hành chính quốc gia chia sẻ về phát triển công nghiệp văn hoá tại làng nghề Thủ đô
Các làng nghề đã thu hút khoảng trên 1 triệu lao động, trong đó có nhiều làng nghề lao động nữ chiếm trên 65%. Trong số gần 350 nghệ nhân làng nghề thì có 1/13 nữ Nghệ nhân Nhân dân, 5/42 nữ Nghệ nhân Ưu tú, 50/290 nữ nghệ nhân. Xác định vai trò quan trọng của phụ nữ tại các làng nghề, thời gian qua, các cấp Hội đã có nhiều hình thức tuyên truyền chủ trương, chính sách của Nhà nước và Thành phố về phát triển làng nghề, vận động, hỗ trợ hội viên, phụ nữ tại các làng nghề phát huy tiềm năng, sức sáng tạo khôi phục, bảo tồn và phát huy các nghề truyền thống, góp phần tạo dựng thương hiệu các sản phẩm làng nghề; thổi hồn vào từng tác phẩm để gửi gắm những giá trị văn hóa, nghệ thuật, thông điệp của làng nghề đến với bạn bè trong nước và quốc tế.
Hội Phụ nữ thành phố Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ với Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ và làng nghề Hà Nội tổ chức các hoạt động tôn vinh nữ nghệ nhân làng nghề, phát triển các mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ tham gia quản lý, điều hành tại khu vực làng nghề. Ngày càng có nhiều nữ nghệ nhân, thợ giỏi vượt khó đi lên làm giàu từ làng nghề của quê hương, thực hiện tốt phương châm “Ly nông bất ly hương”, chủ động nâng cao kỹ năng nghề, nghiên cứu tạo ra các thiết kế mới, thực hiện quy trình sản xuất truyền thống gắn với ứng dụng công nghệ, tạo ra những sản phẩm làng nghề ngày càng độc đáo, vừa truyền thống, vừa hiện đại, có uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế, đóng góp tích cực phát triển công nghiệp văn hoá tại làng nghề.
Toạ đàm trao đổi, đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tiếp theo để phát huy vai trò của phụ nữ Thủ đô trong bảo tồn và phát triển công nghiệp văn hoá tại các làng nghề
Chương trình nhằm Truyền thông nét đẹp văn hoá làng nghề Hà Nội và những tác động tới sự phát triển của làng nghề Hà Nội trong giai đoạn hiện nay và định hướng các nội dung phát huy vai trò của phụ nữ Thủ đô trong bảo tồn và phát triển văn hoá làng nghề góp phần xây dựng thành phố “Văn hiến, văn minh, hiện đại”.
Tại chương trình, các đại biểu đã nghe TS Lê Thị Thu Phượng, Học viện Hành chính quốc gia chia sẻ về phát triển công nghiệp văn hoá tại làng nghề Thủ đô. Tiếp đó là toạ đàm trao đổi, đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tiếp theo để phát huy vai trò của phụ nữ Thủ đô trong bảo tồn và phát triển công nghiệp văn hoá tại các làng nghề, góp phần thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 09-NQ/TU về phát triển công nghiệp văn hoá trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Ở làng nghề, cho dù được coi là nghề phụ hay nghề chính, phụ nữ đều có vai trò quan trọng và dành phần lớn thời gian để làm nghề.
Bên lề buổi truyền thông còn có không gian trưng bày sản phẩm sáng tạo làng nghề, trình diễn kỹ năng nghề, giúp người xem hình dung rõ hơn về vai trò trách nhiệm và những đóng góp của các nữ nghệ nhân, thợ giỏi, nữ lao động tại các làng nghề trong bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống.
Nguồn: baophunuthudo.vn
Tin cùng chuyên mục
Bài viết gần đây
Cán bộ, hội viên phụ nữ Thủ đô đồng lòng với chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
Thực hiện Kết luận số 137-KL/TW ngày 28/3/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp; Nghị quyết số 60-NQ/TW ngày 12/4/2025 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII; Hướng dẫn số 02/HD-UBND ngày 17/4/2025 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội về “Tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và thông qua HĐND các cấp về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội”, Hội LHPN các quận, huyện, thị xã và đơn vị trực thuộc trên địa bàn thành phố đã tích cực tham gia lấy ý kiến nhân dân về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú.
Lan tỏa văn hóa ứng xử từ mô hình “Di tích lịch sử kiểu mẫu” tại Đình Vòng
Sáng 11/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội đã phối hợp cùng Hội LHPN quận Thanh Xuân tổ chức lễ ra mắt mô hình “Di tích lịch sử kiểu mẫu” tại đình Vòng (phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội).
Phụ nữ Thủ đô đồng diễn dân vũ chào mừng 50 năm Giải phóng miền Nam
Phụ nữ Thủ đô Hà Nội sẽ đồng diễn dân vũ chào mừng 50 năm Giải phóng miền Nam vào 8h sáng 26-4.
Hội LHPN quận Đống Đa: Tuyên truyền giúp phụ nữ tránh bẫy lừa đảo trên không gian mạng
Sáng 3/4/2025, tại Hội trường Trung tâm Văn hóa, Thông tin và thể thao Đống Đa, LHPN quận Đống Đa tổ chức hội nghị tọa đàm với chủ đề "Nhận diện, đấu tranh với các thủ đoạn lừa đảo của tội phạm trên không gian mạng” cho cán bộ hội viên phụ nữ trên địa bàn. Chương trình được Hội LHPN quận phát sóng Livestream trên facebook Phụ nữ Đống Đa.
Ngày 28/3, Ban Chỉ đạo Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy về "Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025" (Chương trình 06) tổ chức hội nghị tổng kết chương trình.
Ngày 28/3, Ban Chỉ đạo Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy về "Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025" (Chương trình 06) tổ chức hội nghị tổng kết chương trình.
Bộ Nội vụ đề nghị tạm dừng thực hiện một số nhiệm vụ, công việc liên quan đến đơn vị hành chính các cấp
Tạm dừng trình Đề án sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, đây là đề nghị của Bộ Nội vụ đối với UBND các tỉnh, thành phố.
Điểm nổi bật trong Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị
Ngày 20-3-2025, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25-10-2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" đã ban hành Công văn số 43-CV/BCĐ về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Xúc động chương trình nghệ thuật Sáng mãi truyền thống phụ nữ “Ba đảm đang”
Chương trình nghệ thuật chính luận Sáng mãi truyền thống phụ nữ “Ba đảm đang” nhằm ôn lại truyền thống vẻ vang đầy tự hào của phong trào phụ nữ cùng cả dân tộc những năm kháng chiến chống Mỹ.
Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội (17/3/1930 - 17/3/2025): Xứng danh Đảng bộ Thủ đô - trái tim của cả nước
Ngày 17/3/1930, tại số nhà 42 phố Hàng Thiếc, Ban Chấp hành lâm thời của Đảng bộ Hà Nội được thành lập, đánh mốc son lịch sử về sự ra đời Đảng bộ đầu tiên kể sau khi có Đảng. 95 năm đã qua, trên mỗi chặng đường lịch sử của dân tộc, Đảng bộ thành phố Hà Nội luôn xứng đáng là Đảng bộ của Thủ đô - trái tim của cả nước.
Anh hùng lao động Trịnh Thị Toan: Người thợ giỏi có bàn tay vàng
Vừa qua, Trung ương Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Văn phòng Chính phủ và Bộ Nội vụ tổ chức buổi gặp mặt của Thủ tướng Chính phủ với nữ tướng, nữ anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, nữ anh hùng lao động, các nhà khoa học nữ và Lễ kỷ niệm 40 năm Giải thưởng Kovalevskaia, trao Giải thưởng Kovalevskaia năm 2024. Vinh dự được tham gia sự kiện ấy, Anh hùng lao động Trịnh Thị Toan, sinh năm 1952, nguyên nữ công nhân sợi con, phân xưởng sợi Nhà máy Dệt 8/3, người có nhiều đóng góp để giữ vững và phát triển sản xuất trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ đã cùng nhiều đại biểu ôn lại truyền thống vẻ vang của dân tộc và những đóng góp của những nữ tướng, nữ anh hùng, các nhà khoa học trên mọi mặt trận, từ kinh tế, khoa học đến giáo dục, văn hóa và đời sống xã hội.