Giúp phụ nữ di cư nâng cao thu nhập bằng kinh doanh trực tuyến
Sáng ngày 29/6, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp và Hỗ trợ phát triển phụ nữ (Hội LHPN Hà Nội) phối hợp tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam (CARE) tổ chức buổi Truyền thông giới thiệu dự án WODIMO - Phụ nữ ứng dụng Công nghệ số - mở ra cơ hội tiếp cận hỗ trợ phụ nữ di cư trong thị trường lao động phi chính thức nâng cao thu nhập và cải thiện năng lực tiếp cận dịch vụ công.
Dự án do Liên minh Châu Âu tài trợ - thực hiện trên địa bàn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian từ tháng 05 năm 2023 đến hết tháng 11 năm 2025.
Quang cảnh hội thảo
Tham gia buổi chia sẻ có bà Phạm Thị Thanh Hương, Ủy viên Ban Chấp hành TW Hội LHPN Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội.
Thông tin chia sẻ tại Hội thảo "Nhóm phụ nữ di cư": Kết quả nghiên cứu, đề xuất giải pháp và mô hình hỗ trợ do Hội LHPN Việt Nam thực hiện tại TPHCM trong tháng 03 năm 2022 cho thấy, phụ nữ di cư chủ yếu tham gia vào các công việc làm thuê (36,1%); buôn bán (24,6%); lao động giản đơn (21%); nội trợ (9,1%); công nhân viên chức (9,1%). Về trình độ chuyên môn của phụ nữ di cư chưa qua đào tạo chiếm 83,7%, đào tạo ngắn hạn chiếm 5,7%, phần nhỏ là sơ cấp, trung cấp và cao đẳng. Về thu nhập trung bình của phụ nữ di cư ở các tỉnh được khảo sát chỉ khoảng 3,1 triệu đồng và 81,8% thu nhập của phụ nữ di cư đều bị giảm vì ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Các đại biểu chia sẻ về dự án
Từ các nghiên cứu khác của chương trình, tổ chức CARE đã phối hợp với Trung tâm CEWDS và các đối tác triển khai một số sáng kiến hướng tới hỗ trợ các nhóm phụ nữ di cư đang lao động trong khu vực phi chính thức nâng cao thu nhập thông qua các hoạt động kinh doanh trực tuyến và cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ công cơ bản thông qua sử dụng các nền tảng dịch vụ công trực tuyến.
Kinh doanh trực tuyến từ lâu được biết đến như một cánh cửa mở ra cơ hội tăng thu nhập cho rất nhiều nhóm dân cư trong xã hội. Là một xu hướng nổi bật trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang bùng nổ trên toàn cầu, không nhất thiết phải có thật nhiều vốn, ai cũng có thể lĩnh vực này một cách dễ dàng với những nền tảng có sẵn đầy ưu thế.
Tuy nhiên, với sự phát triển và ngày càng thu hút được nhiều người quan tâm, kinh doanh trực tuyến, dù mang đến rất nhiều lợi ích không thể phủ nhận, vẫn là một lĩnh vực vô cùng khốc liệt nếu người bán không hiểu rõ hoặc tham gia khi chưa thực sự có nhiều nguồn lực để ứng phó với những diễn biến của thị trường.
Trong khuôn khổ buổi truyền thông còn có trưng bày, giới thiệu sản phẩm do nữ làm chủ
Bà Nguyễn Thị Thu Hà, quản lý dự án từ tổ chức CARE chia sẻ: “Dự án WODIMO mở ra một cơ hội tạo thu nhập khá hơn cho nhóm phụ nữ lao động di cư trong khu vực phi chính thức thông qua các hoạt động hỗ trợ chị em kinh doanh trực tuyến. Các hoạt động của dự án được thiết kế theo nhu cầu thực tế và khả năng nội tại của các nhóm tham gia. Thông qua các khóa đào tạo, cầm tay chỉ việc của các chuyên gia đến từ các sàn thương mại điện tử uy tín; từ mạng lưới kết nối các đơn vị cung cấp nguồn hàng có chứng nhận, nguồn gốc xuất xứ, cùng các chương trình đồng hành cùng người bán, hi vọng trong tương lai không xa chị em phụ nữ di cư tham gia dự án sẽ nâng cao được kỹ năng bán hàng hiệu quả, cải thiện được thu nhập cho bản thân và chất lượng cuộc sống của gia đình”.
Thông qua các buổi phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm trong khảo sát đầu kỳ của dự án WODIMO, nhóm phụ nữ di cư trong khu vực phi chính thức cũng chia sẻ họ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ an sinh xã hội như đăng ký tạm trú tạm vắng, đăng ký khai sinh, đăng ký cho con học, hay khám/ chữa bệnh tại các cơ sở công lập.
Trước đó, một nghiên cứu của Oxfam Việt Nam vào năm 2015 cho thấy, đại đa số phụ nữ di cư và con cái họ gặp khó khăn trong tiếp cận các dịch vụ an sinh xã hội cơ bản. Cụ thể có tới 71% người lao động di cư không tiếp cận được tới dịch vụ y tế công tại nơi đến và 21,2% trẻ trong độ tuổi từ 6 -14 tuổi theo cha mẹ - người lao động di cư sinh sống tại nơi đến không đi học. Đây là con số đáng báo động về tình trạng trẻ không tiếp cận được hệ thống giáo dục. Chỉ có 7,7% trẻ em di cư đi nhà trẻ công lập, và 12% trẻ em di cư đi học trường mẫu giáo công lập. Hầu hết cha mẹ đều phải chọn nhà trẻ, mẫu giáo tư nhân hoặc các nhóm giữ trẻ tại gia đình để gửi gắm con em mình.
Các chị em WODIMO được trực tiếp học hỏi, tham vấn cùng giảng viên Shopee
" src="https://images.baophunuthudo.vn/zoom/1000/uploaded/anhnq/2024_06_29/ndt01690_ynmc.jpg" />
Các chị em WODIMO được trực tiếp học hỏi, tham vấn cùng giảng viên Shopee
Bà Nguyễn Thị Hảo, Giám đốc Trung tâm giáo dục nghề nghiệp và Hỗ trợ phát triển phụ nữ, Trưởng ban quản lý dự án nhận định: “WODIMO có tính thiết thực cao, tạo cơ hội cho lao động nhập cư về Hà Nội tăng thu nhập và tiếp cận các chính sách an sinh xã hội, từ đó ổn định cuộc sống và đóng góp phát triển kinh tế xã hội Thủ đô”. Trong thời gian thực hiện, dự án cũng sẽ làm việc với các cơ quan chức năng và thúc đẩy các giải pháp hướng tới tạo điều kiện để nhóm lao động di cư phi chính thức có thể tiếp cận và sử dụng hiệu quả các dịch vụ công cơ bản.
Nguồn: baophunuthudo.vn
Tin cùng chuyên mục
Bài viết gần đây
Khai mạc “Tuần lễ vàng an toàn đón tết” lần thứ 7
Sáng ngày 21/01/2025, tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Hỗ trợ phát triển phụ nữ Hà Nội (số 1 Hoàng Văn Thụ, quận Hà Đông), Hội LHPN thành phố Hà Nội khai mạc Chương trình “Tuần lễ vàng an toàn đón tết” lần thứ 7 (diễn ra từ ngày 20/1 đến 26/1 năm 2025).
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp mặt 95 nữ đảng viên tiêu biểu TP Hà Nội: Các nữ đảng viên tiếp tục tham gia xây dựng Đảng vững mạnh, tiến bước vào kỷ nguyên mới
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân bày tỏ vui mừng khi gặp mặt 95 nữ đảng viên tiêu biểu, đại diện cho gần 216.700 nữ đảng viên của Đảng bộ Hà Nội. Trong thời gian tới, phụ nữ Thủ đô nói riêng, phụ nữ cả nước nói chung, đặc biệt là các nữ đảng viên, tiếp tục là lực lượng nòng cốt tham gia xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh, thực sự là đạo đức, là văn minh, vững bước tiến vào kỷ nguyên mới.
Hội LHPN quận Hoàn Kiếm: 10 dấu ấn/hoạt động nổi bật trong công tác Hội năm 2024
Năm 2024, Các cấp Hội Phụ nữ toàn quận Hoàn Kiếm đổi mới, sáng tạo triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm của Hội và nhiệm vụ chính trị của quận, thành phố. Nhiều mô hình, công trình, phần việc cụ thể, thu hút đông đảo cán bộ, hội viên và các tầng lớp phụ nữ tham gia, góp phần hoàn thành các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân sẽ gặp mặt 95 nữ đảng viên tiêu biểu của Thủ đô
Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội cho biết, chiều 16-1-2025, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân sẽ gặp mặt 95 nữ đảng viên tiêu biểu của Thủ đô.
10 sự kiện, vấn đề nổi bật của Thủ đô Hà Nội năm 2024
Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội vừa công bố 10 sự kiện tiêu biểu của Thủ đô năm 2024. Báo Kinh tế & Đô thị xin đăng tải 10 sự kiện, vấn đề nổi bật của Thủ đô Hà Nội năm 2024.
Chuyển biến từ mô hình “Đoạn đường, tuyến phố không rác” của phụ nữ Ba Đình
Sau 2 tuần thực hiện mô hình “Đoạn đường, tuyến phố không rác”, diện mạo 13 tuyến phố của phụ nữ quận Ba Đình đã có rất nhiều chuyển biến.
Nhiều hoạt động giáo dục truyền thống, lịch sử, văn hóa của phụ nữ Thủ đô năm 2024
Năm 2024, câu lạc bộ phụ nữ Thủ đô đã tích cực tổ chức nhiều hoạt động, chương trình ý nghĩa thiết thực nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của chị em trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Phụ nữ Sóc Sơn góp phần xây dựng quê hương thêm giàu đẹp
Sáng 25/12, Hội LHPN huyện Sóc Sơn tổ chức hội nghị tổng kết công tác hội, phong trào phụ nữ và hoạt động tổ chức Tài chính vi mô tình thương (TYM) năm 2024; triển khai phương hướng nhiệm vụ và phát động thi đua năm 2025.
Phụ nữ Thanh Trì chung tay hành động vì môi trường “sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn“
Trong không khí thi đua sôi nổi của các cấp, các ngành lập thành tích chào Xuân mới Ất Tỵ 2025, mừng kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và Đại hội Đảng các cấp huyện Thanh Trì nhiệm kỳ 2025-2030, ngày 4/1, Hội LHPN huyện Thanh Trì tổ chức phát động ra quân tổng vệ sinh môi trường hưởng ứng phong trào thi đua “sáng - xanh – sạch – đẹp” huyện Thanh Trì, xây dựng mô hình “Đoạn đường/Tuyến phố không rác”.
Tham mưu cấp ủy, chính quyền tăng cường vai trò của phụ nữ và thực hiện bình đẳng giới
Ngày 27/12, tại Ninh Bình, Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ (VSTBPN) thành phố Hà Nội đã có buổi làm việc, giao lưu học tập kinh nghiệm trong công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ với Hội LHPN tỉnh Ninh Bình. Đồng chí Lê Kim Anh, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội dẫn đầu đoàn công tác. Cùng dự có các đồng chí Phó Chủ tịch Hội LHPN TP Hà Nội và trưởng các ban, đơn vị trực thuộc.