Tình hình dịch bệnh trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Chiều ngày 07/11/2023, Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh ở người thành phố Hà Nội họp, đồng chí Phó Chủ tịch UBND thành phố, Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh ở người thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà chủ trì hội nghị.
Theo thông tin của Sở Y tế, tình hình dịch bệnh Sốt xuất huyết như sau:
Tính đến ngày 06/11/2023 toàn Thành phố đã ghi nhận 28.483 trường hợp mắc tại 30/30 quận, huyện, thị xã; 575/579 xã, phường, thị trấn (chiếm 99,3% số xã, phường, thị trấn) và 04 trường hợp tử vong. Bệnh nhân có xu hướng gia tăng từ tuần 38, trung bình mỗi tuần ghi nhận từ 2.400 – 2700 trường hợp; số mắc tăng so với cùng kỳ 2022 (10.436 mắc, 12 tử vong). Toàn Thành phố ghi nhận 1.661 ổ dịch, hiện còn 231 ổ dịch đang hoạt động tại 28 quận, huyện, thị xã.
Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân như: Hà Đông (1.193), Hoàng Mai (1.840), Phú Xuyên (1.835), Thanh Oai (1.639), Đống Đa (1.565), Thanh Trì (1.553). Một số xã phường ghi nhận nhiều bệnh nhân như: Phùng Xá, Hữu Bằng (Thạch Thất), Định Công – Hoàng Mai, Vĩnh Quỳnh – Thanh Trì, Cao Viên – Thanh Oai, Tân Lập – Đan Phượng, Ô Chợ Dừa – Đống Đa.
Tình hình các dịch bệnh khác
COVID-19: 19.719 trường hợp mắc, chưa có tử vong, giảm so với cùng kỳ 2022 (1.585.574/1.102). Hiện nay tình hình dịch COVID-19 đã được kiểm soát tốt, số mắc giảm rõ rệt, trung bình mỗi tuần chỉ ghi nhận 7-10 trường hợp mắc.
Tay chân miệng: 2.452 trường hợp mắc, chưa có tử vong. Số mắc tăng so với cùng kỳ năm 2022 (1.577 mắc, 0 tử vong).
Liên cầu lợn: 15 trường hợp mắc, 2 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2022, số mắc tăng 12 trường hợp, tử vong tăng 2 trường hợp. Trong đó 08/15 (chiếm 53%) trường hợp mắc có yếu tố dịch tễ liên quan trực tiếp đến lợn (tham gia giết mổ, ăn lòng lợn, tiết canh, làm nghề bán thịt lợn).
Dại: ghi nhận ổ dịch Dại trên chó tại Thôn Liễu Trì, xã Mê Linh, huyện Mê Linh vào tháng 6/2023. Chó dại đã cắn 06 người dân (hiện tại cả 06 người sức khỏe bình thường, đã được tiêm phòng vắc xin và huyết thanh phòng Dại đúng theo quy định).
Các đơn vị cần tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp phòng, chống dịch trong thời gian tới
Từ ngày 6-10, UBND thành phố Hà Nội đã triển khai đợt cao điểm về công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết. Sau 1 tháng triển khai, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương đánh giá, 30 quận, huyện, thị xã đã triển khai nghiêm túc đợt cao điểm. Qua theo dõi, chỉ số muỗi truyền bệnh, bọ gậy tại các ổ dịch trong tháng 10 có xu hướng giảm rõ rệt so với các tháng 8 và 9-2023.
Đ/c Vũ Thu Hà - Phó Chủ tịch UBND Thành phố phát biểu tại cuộc họp
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Thu Hà cho biết, mới đây, qua kiểm tra, đoàn công tác của Bộ Y tế đánh giá cao công tác phòng, chống dịch của Thủ đô. Nhờ triển khai nhiều biện pháp quyết liệt và đồng bộ nên số ca mắc sốt xuất huyết những tuần gần đây đã có xu hướng giảm. Dù giảm nhưng số ca mắc vẫn ở mức cao. Do đó, chúng ta không được chủ quan mà cần tiếp tục triển khai quyết liệt hơn nữa đợt cao điểm phòng, chống sốt xuất huyết như đã đề ra từ đầu tháng 10-2023..
Theo đồng chí Vũ Thu Hà, thực tế cho thấy, nhờ việc triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường bài bản, hiệu quả và giám sát tốt ca bệnh, ổ dịch nên số ca mắc sốt xuất huyết tại một số quận, huyện như: Thạch Thất, Hai Bà Trưng, Long Biên… đã giảm mạnh. Còn với những địa phương làm chưa đủ mạnh, xử lý ổ dịch chưa triệt để, cần tiếp tục triển khai các biện pháp thường xuyên hơn.
Đồng chí Vũ Thu Hà đề nghị, trong thời gian tới, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh ở người thành phố Hà Nội tiếp tục kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh tại các địa phương.
Sở Y tế tiếp tục chỉ đạo vị tiếp tục tăng cường hơn nữa phòng chống sốt xuất huyết và các dịch bệnh khác; nghiên cứu cập nhật. Đảm bảo sẵn sàng thiết bị, vật tư, hóa chất phòng chống dịch đáp ứng với mọi tình hình dịch bệnh trên địa bàn theo đúng phương châm “4 tại chỗ”.
Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo các trường học thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh, công tác vệ sinh môi trường diệt bọ gậy. Đối với khối trường Mầm cần tăng cường vệ sinh lớp học, đồ chơi, khăn mặt... của học sinh để phòng chống bệnh Tay chân miệng. Tăng cường công tác truyền thông phòng chống dịch bệnh trong trường học.
UBND các quận, huyện, thị xã: Tiếp tục chỉ đạo quyết liệt xử lý các ổ dịch Sốt xuất huyết theo hướng dẫn chuyên môn của ngành Y tế; Giám sát chặt chẽ các dịch bệnh khác trên địa bàn, phát hiện sớm, điều tra, xử lý kịp thời. Đẩy mạnh việc thực hiện xử phạt hành chính các hộ gia đình, cơ quan, công sở có bọ gậy theo quy định tại khoản 3, Điều 6, Nghị định 117/2020/NĐ- CP ngày 28/9/2020 về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, mức 1 -3 triệu đồng/lần vi phạm. Các hộ gia đình không phun hóa chất theo tiết b, khoản 2, Điều 12, Nghị định 117, mức phạt là 5-10 triệu đồng/lần vi phạm.
Tin cùng chuyên mục
Bài viết gần đây
Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố thăm, chúc Tết công nhân môi trường đô thị Hà Nội
Chiều 21-1, Đoàn công tác Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội đã đến thăm, chúc Tết, tặng quà cán bộ, nhân viên Công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị Hà Nội.
Khai mạc “Tuần lễ vàng an toàn đón tết” lần thứ 7
Sáng ngày 21/01/2025, tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Hỗ trợ phát triển phụ nữ Hà Nội (số 1 Hoàng Văn Thụ, quận Hà Đông), Hội LHPN thành phố Hà Nội khai mạc Chương trình “Tuần lễ vàng an toàn đón tết” lần thứ 7 (diễn ra từ ngày 20/1 đến 26/1 năm 2025).
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp mặt 95 nữ đảng viên tiêu biểu TP Hà Nội: Các nữ đảng viên tiếp tục tham gia xây dựng Đảng vững mạnh, tiến bước vào kỷ nguyên mới
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân bày tỏ vui mừng khi gặp mặt 95 nữ đảng viên tiêu biểu, đại diện cho gần 216.700 nữ đảng viên của Đảng bộ Hà Nội. Trong thời gian tới, phụ nữ Thủ đô nói riêng, phụ nữ cả nước nói chung, đặc biệt là các nữ đảng viên, tiếp tục là lực lượng nòng cốt tham gia xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh, thực sự là đạo đức, là văn minh, vững bước tiến vào kỷ nguyên mới.
Hội LHPN quận Hoàn Kiếm: 10 dấu ấn/hoạt động nổi bật trong công tác Hội năm 2024
Năm 2024, Các cấp Hội Phụ nữ toàn quận Hoàn Kiếm đổi mới, sáng tạo triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm của Hội và nhiệm vụ chính trị của quận, thành phố. Nhiều mô hình, công trình, phần việc cụ thể, thu hút đông đảo cán bộ, hội viên và các tầng lớp phụ nữ tham gia, góp phần hoàn thành các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.
Gần 115 nghìn lượt hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn
Ngày 8-1, Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị giao ban liên ngành giữa Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố với các tổ chức chính trị - xã hội thành phố: Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên để đánh giá công tác ủy thác cho vay năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân sẽ gặp mặt 95 nữ đảng viên tiêu biểu của Thủ đô
Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội cho biết, chiều 16-1-2025, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân sẽ gặp mặt 95 nữ đảng viên tiêu biểu của Thủ đô.
10 sự kiện, vấn đề nổi bật của Thủ đô Hà Nội năm 2024
Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội vừa công bố 10 sự kiện tiêu biểu của Thủ đô năm 2024. Báo Kinh tế & Đô thị xin đăng tải 10 sự kiện, vấn đề nổi bật của Thủ đô Hà Nội năm 2024.
Chuyển biến từ mô hình “Đoạn đường, tuyến phố không rác” của phụ nữ Ba Đình
Sau 2 tuần thực hiện mô hình “Đoạn đường, tuyến phố không rác”, diện mạo 13 tuyến phố của phụ nữ quận Ba Đình đã có rất nhiều chuyển biến.
Nhiều hoạt động giáo dục truyền thống, lịch sử, văn hóa của phụ nữ Thủ đô năm 2024
Năm 2024, câu lạc bộ phụ nữ Thủ đô đã tích cực tổ chức nhiều hoạt động, chương trình ý nghĩa thiết thực nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của chị em trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Phụ nữ Sóc Sơn góp phần xây dựng quê hương thêm giàu đẹp
Sáng 25/12, Hội LHPN huyện Sóc Sơn tổ chức hội nghị tổng kết công tác hội, phong trào phụ nữ và hoạt động tổ chức Tài chính vi mô tình thương (TYM) năm 2024; triển khai phương hướng nhiệm vụ và phát động thi đua năm 2025.