Giữ “lửa” nghề truyền thống
Trong khi nhiều người từ bỏ nghề truyền thống, thì không ít phụ nữ Thủ đô vẫn miệt mài tìm cách nối nghiệp cha ông để lại. Nhiều chị em không chỉ làm tốt vai trò là người giữ “lửa” nghề truyền thống, mà còn sáng tạo nên các sản phẩm độc đáo, đa dạng, góp phần giữ gìn, bảo tồn, phát triển nghề truyền thống.
Để hỗ trợ phụ nữ Thủ đô phát triển nghề truyền thống, trong 3 năm qua, các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội đã phối hợp bồi dưỡng, đào tạo kỹ năng nghề cho 1.870 lao động nữ làng nghề. Thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ Thủ đô khởi nghiệp”, các cấp Hội còn giúp đỡ 153.084 phụ nữ vay vốn với tổng số tiền 7.605 tỷ đồng để phát triển kinh tế, trong đó có 38.250 phụ nữ tại các làng nghề. Các hoạt động của tổ chức Hội đã góp phần giúp phụ nữ ở các làng nghề thêm tự tin, làm ra nhiều sản phẩm đặc sắc, tinh tế…
Cùng với sự hỗ trợ của các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội và các cấp, các ngành thành phố, thì yếu tố quan trọng chính là sự nỗ lực sáng tạo, tự học hỏi, đổi mới sản phẩm của các nữ nghệ nhân làng nghề để phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Đơn cử, nghệ nhân Tạ Thu Hương (xã Phương Trung, huyện Thanh Oai) đã đưa ra thị trường những mẫu mã nón lá mới để khách hàng có thêm nhiều lựa chọn phong phú hơn. Trước đây sản phẩm chỉ là nón lá truyền thống, còn giờ đây chị kết hợp nón lá lụa, nón lá sen, nón bộ… Nghệ nhân Tạ Thu Hương chia sẻ: “Tôi luôn trăn trở việc thay đổi kiểu dáng, chất liệu làm nón, để tạo nên những sản phẩm đặc sắc. Khách du lịch ưa thích sản phẩm đậm chất Việt Nam nhưng cũng thích sự mới lạ, sang trọng”. Doanh thu năm 2022 từ nghề làm nón lá của nghệ nhân Tạ Thu Hương đạt khoảng hơn 1 tỷ đồng. Bên cạnh đó, nghệ nhân Tạ Thu Hương cũng dạy nghề cho 100 học viên mới.
Hay như nghệ nhân Vũ Như Quỳnh, Giám đốc Công ty Gốm sứ Vạn An Lộc (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm) đã miệt mài nghiên cứu, sáng tạo ra các sản phẩm độc đáo, đặc biệt là gốm phong thủy, tâm linh, đưa gốm truyền thống đi vào đời sống. Nghệ nhân Vũ Như Quỳnh cho hay, với phương châm phát triển “Chất lượng sản phẩm là số 1, bảo đảm uy tín với khách hàng”, sản phẩm gốm của công ty đã được khách hàng trong nước và ngoài nước đánh giá cao về chất lượng, mẫu mã. Đặc biệt, sản phẩm gốm sứ tâm linh có thể ví như một tác phẩm nghệ thuật bởi những tạo hình tinh tế, kỹ thuật nung điêu luyện cũng như những nét trang trí tài tình mà vẫn đậm hồn dân tộc Việt.
Không chỉ góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề, đóng góp cho ngân sách nhà nước, các nữ nghệ nhân làng nghề Hà Nội còn nhiệt tình truyền nghề, nhân cấy nghề để tạo việc làm cho hàng trăm lao động địa phương, tích cực hưởng ứng các hoạt động cộng đồng. Chẳng hạn như nghệ nhân Nguyễn Thúy Đào (xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín) đã gây dựng Công ty Tranh thêu Phương Thảo, sản phẩm đạt chứng nhận Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) 4 sao, tạo việc làm cho 30 lao động thường xuyên và nhiều lao động thời vụ với mức thu nhập ổn định. Theo nghệ nhân Nguyễn Thúy Đào: “Việc đào tạo được những học viên có tay nghề cao, vừa là cách có thể mở rộng, giữ gìn làng nghề thêu tay truyền thống, vừa góp phần tạo việc làm cho người dân tại các địa phương…”.
Trong khi đó, hằng năm, Công ty Gốm sứ Vạn An Lộc đều mở các lớp dạy nghề miễn phí cho những người đam mê theo nghề gốm. “Những học viên tham gia khóa đào tạo dạy nghề của công ty đều được hỗ trợ tiền học phí, chi phí đi lại và nhiều học viên có tay nghề tốt đã trở thành những nghệ nhân lành nghề”, nghệ nhân Vũ Như Quỳnh cho biết.
Phó Chủ tịch Thường trực Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Thu Thủy cho biết, để phát huy vai trò của phụ nữ trong bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống, thời gian tới, Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục phối hợp với Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ và làng nghề Hà Nội, các hiệp hội làng nghề tại địa phương tuyên truyền nâng cao nhận thức cho phụ nữ về vị trí, vai trò và giá trị văn hóa của làng nghề; hỗ trợ tiếp cận các chính sách phát triển làng nghề; vận động nữ nghệ nhân, thợ giỏi tham gia truyền nghề, nhân cấy nghề, nâng cao tay nghề cho lao động làng nghề; đồng thời khuyến khích phụ nữ làng nghề năng động, sáng tạo ra các sản phẩm làng nghề tinh tế, độc đáo, có giá trị kinh tế cao mà vẫn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống…
Nguồn: hanoimoi.com.vn
Tin cùng chuyên mục
Bài viết gần đây
Hội LHPN Hà Nội phát động cuộc thi ảnh trực tuyến “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”
Hội LHPN Hà Nội phát động cuộc thi ảnh trực tuyến “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”! Đây là cơ hội để phụ nữ nói riêng và người dân Thủ đô thể hiện những hành động đẹp trong việc thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng. Cuộc thi được triển khai từ ngày 20/4/2025.
Cán bộ, hội viên phụ nữ Thủ đô đồng lòng với chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
Thực hiện Kết luận số 137-KL/TW ngày 28/3/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp; Nghị quyết số 60-NQ/TW ngày 12/4/2025 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII; Hướng dẫn số 02/HD-UBND ngày 17/4/2025 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội về “Tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và thông qua HĐND các cấp về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội”, Hội LHPN các quận, huyện, thị xã và đơn vị trực thuộc trên địa bàn thành phố đã tích cực tham gia lấy ý kiến nhân dân về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú.
Lan tỏa văn hóa ứng xử từ mô hình “Di tích lịch sử kiểu mẫu” tại Đình Vòng
Sáng 11/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội đã phối hợp cùng Hội LHPN quận Thanh Xuân tổ chức lễ ra mắt mô hình “Di tích lịch sử kiểu mẫu” tại đình Vòng (phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội).
Phụ nữ Thủ đô đồng diễn dân vũ chào mừng 50 năm Giải phóng miền Nam
Phụ nữ Thủ đô Hà Nội sẽ đồng diễn dân vũ chào mừng 50 năm Giải phóng miền Nam vào 8h sáng 26-4.
Hội LHPN quận Đống Đa: Tuyên truyền giúp phụ nữ tránh bẫy lừa đảo trên không gian mạng
Sáng 3/4/2025, tại Hội trường Trung tâm Văn hóa, Thông tin và thể thao Đống Đa, LHPN quận Đống Đa tổ chức hội nghị tọa đàm với chủ đề "Nhận diện, đấu tranh với các thủ đoạn lừa đảo của tội phạm trên không gian mạng” cho cán bộ hội viên phụ nữ trên địa bàn. Chương trình được Hội LHPN quận phát sóng Livestream trên facebook Phụ nữ Đống Đa.
Hội LHPN Hà Nội chúc Tết cổ truyền nước CHDCND Lào
Ngày 2/4/2025, Đoàn công tác của Hội LHPN Hà Nội do đồng chí Lê Kim Anh, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội làm trưởng đoàn đã tới chúc Tết tại Đại sứ quán Nước CHDCND Lào tại Việt Nam nhân dịp Tết cổ truyền của nước bạn.
Đoàn công tác Hội LHPN Hà Nội dâng hương tưởng nhớ Nữ tướng Nguyễn Thị Định
Ngày 28/3/2025, tại Khu lưu niệm Nữ tướng Nguyễn Thị Định (xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre), Đoàn công tác Hội LHPN Hà Nội do đồng chí Phạm Thị Thanh Hương, Phó Chủ tịch Thường trực Hội - làm Trưởng đoàn đã dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ, tri ân Nữ tướng Nguyễn Thị Định.
Đoàn công tác Hội LHPN Hà Nội dâng hương tưởng nhớ Nữ tướng Nguyễn Thị Định
Ngày 28/3/2025, tại Khu lưu niệm Nữ tướng Nguyễn Thị Định (xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre), Đoàn công tác Hội LHPN Hà Nội do đồng chí Phạm Thị Thanh Hương, Phó Chủ tịch Thường trực Hội - làm Trưởng đoàn đã dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ, tri ân Nữ tướng Nguyễn Thị Định.
Ngày 28/3, Ban Chỉ đạo Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy về "Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025" (Chương trình 06) tổ chức hội nghị tổng kết chương trình.
Ngày 28/3, Ban Chỉ đạo Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy về "Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025" (Chương trình 06) tổ chức hội nghị tổng kết chương trình.
Phụ nữ Thủ đô trao đổi kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ
Đoàn công tác của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội thực hiện chương trình học tập, trao đổi kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ.