Giữ “lửa” nghề truyền thống
Trong khi nhiều người từ bỏ nghề truyền thống, thì không ít phụ nữ Thủ đô vẫn miệt mài tìm cách nối nghiệp cha ông để lại. Nhiều chị em không chỉ làm tốt vai trò là người giữ “lửa” nghề truyền thống, mà còn sáng tạo nên các sản phẩm độc đáo, đa dạng, góp phần giữ gìn, bảo tồn, phát triển nghề truyền thống.
Để hỗ trợ phụ nữ Thủ đô phát triển nghề truyền thống, trong 3 năm qua, các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội đã phối hợp bồi dưỡng, đào tạo kỹ năng nghề cho 1.870 lao động nữ làng nghề. Thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ Thủ đô khởi nghiệp”, các cấp Hội còn giúp đỡ 153.084 phụ nữ vay vốn với tổng số tiền 7.605 tỷ đồng để phát triển kinh tế, trong đó có 38.250 phụ nữ tại các làng nghề. Các hoạt động của tổ chức Hội đã góp phần giúp phụ nữ ở các làng nghề thêm tự tin, làm ra nhiều sản phẩm đặc sắc, tinh tế…
Cùng với sự hỗ trợ của các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội và các cấp, các ngành thành phố, thì yếu tố quan trọng chính là sự nỗ lực sáng tạo, tự học hỏi, đổi mới sản phẩm của các nữ nghệ nhân làng nghề để phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Đơn cử, nghệ nhân Tạ Thu Hương (xã Phương Trung, huyện Thanh Oai) đã đưa ra thị trường những mẫu mã nón lá mới để khách hàng có thêm nhiều lựa chọn phong phú hơn. Trước đây sản phẩm chỉ là nón lá truyền thống, còn giờ đây chị kết hợp nón lá lụa, nón lá sen, nón bộ… Nghệ nhân Tạ Thu Hương chia sẻ: “Tôi luôn trăn trở việc thay đổi kiểu dáng, chất liệu làm nón, để tạo nên những sản phẩm đặc sắc. Khách du lịch ưa thích sản phẩm đậm chất Việt Nam nhưng cũng thích sự mới lạ, sang trọng”. Doanh thu năm 2022 từ nghề làm nón lá của nghệ nhân Tạ Thu Hương đạt khoảng hơn 1 tỷ đồng. Bên cạnh đó, nghệ nhân Tạ Thu Hương cũng dạy nghề cho 100 học viên mới.
Hay như nghệ nhân Vũ Như Quỳnh, Giám đốc Công ty Gốm sứ Vạn An Lộc (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm) đã miệt mài nghiên cứu, sáng tạo ra các sản phẩm độc đáo, đặc biệt là gốm phong thủy, tâm linh, đưa gốm truyền thống đi vào đời sống. Nghệ nhân Vũ Như Quỳnh cho hay, với phương châm phát triển “Chất lượng sản phẩm là số 1, bảo đảm uy tín với khách hàng”, sản phẩm gốm của công ty đã được khách hàng trong nước và ngoài nước đánh giá cao về chất lượng, mẫu mã. Đặc biệt, sản phẩm gốm sứ tâm linh có thể ví như một tác phẩm nghệ thuật bởi những tạo hình tinh tế, kỹ thuật nung điêu luyện cũng như những nét trang trí tài tình mà vẫn đậm hồn dân tộc Việt.
Không chỉ góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề, đóng góp cho ngân sách nhà nước, các nữ nghệ nhân làng nghề Hà Nội còn nhiệt tình truyền nghề, nhân cấy nghề để tạo việc làm cho hàng trăm lao động địa phương, tích cực hưởng ứng các hoạt động cộng đồng. Chẳng hạn như nghệ nhân Nguyễn Thúy Đào (xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín) đã gây dựng Công ty Tranh thêu Phương Thảo, sản phẩm đạt chứng nhận Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) 4 sao, tạo việc làm cho 30 lao động thường xuyên và nhiều lao động thời vụ với mức thu nhập ổn định. Theo nghệ nhân Nguyễn Thúy Đào: “Việc đào tạo được những học viên có tay nghề cao, vừa là cách có thể mở rộng, giữ gìn làng nghề thêu tay truyền thống, vừa góp phần tạo việc làm cho người dân tại các địa phương…”.
Trong khi đó, hằng năm, Công ty Gốm sứ Vạn An Lộc đều mở các lớp dạy nghề miễn phí cho những người đam mê theo nghề gốm. “Những học viên tham gia khóa đào tạo dạy nghề của công ty đều được hỗ trợ tiền học phí, chi phí đi lại và nhiều học viên có tay nghề tốt đã trở thành những nghệ nhân lành nghề”, nghệ nhân Vũ Như Quỳnh cho biết.
Phó Chủ tịch Thường trực Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Thu Thủy cho biết, để phát huy vai trò của phụ nữ trong bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống, thời gian tới, Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục phối hợp với Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ và làng nghề Hà Nội, các hiệp hội làng nghề tại địa phương tuyên truyền nâng cao nhận thức cho phụ nữ về vị trí, vai trò và giá trị văn hóa của làng nghề; hỗ trợ tiếp cận các chính sách phát triển làng nghề; vận động nữ nghệ nhân, thợ giỏi tham gia truyền nghề, nhân cấy nghề, nâng cao tay nghề cho lao động làng nghề; đồng thời khuyến khích phụ nữ làng nghề năng động, sáng tạo ra các sản phẩm làng nghề tinh tế, độc đáo, có giá trị kinh tế cao mà vẫn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống…
Nguồn: hanoimoi.com.vn
Tin cùng chuyên mục
Bài viết gần đây
Xúc động chương trình nghệ thuật Sáng mãi truyền thống phụ nữ “Ba đảm đang”
Chương trình nghệ thuật chính luận Sáng mãi truyền thống phụ nữ “Ba đảm đang” nhằm ôn lại truyền thống vẻ vang đầy tự hào của phong trào phụ nữ cùng cả dân tộc những năm kháng chiến chống Mỹ.
Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội (17/3/1930 - 17/3/2025): Xứng danh Đảng bộ Thủ đô - trái tim của cả nước
Ngày 17/3/1930, tại số nhà 42 phố Hàng Thiếc, Ban Chấp hành lâm thời của Đảng bộ Hà Nội được thành lập, đánh mốc son lịch sử về sự ra đời Đảng bộ đầu tiên kể sau khi có Đảng. 95 năm đã qua, trên mỗi chặng đường lịch sử của dân tộc, Đảng bộ thành phố Hà Nội luôn xứng đáng là Đảng bộ của Thủ đô - trái tim của cả nước.
Anh hùng lao động Trịnh Thị Toan: Người thợ giỏi có bàn tay vàng
Vừa qua, Trung ương Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Văn phòng Chính phủ và Bộ Nội vụ tổ chức buổi gặp mặt của Thủ tướng Chính phủ với nữ tướng, nữ anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, nữ anh hùng lao động, các nhà khoa học nữ và Lễ kỷ niệm 40 năm Giải thưởng Kovalevskaia, trao Giải thưởng Kovalevskaia năm 2024. Vinh dự được tham gia sự kiện ấy, Anh hùng lao động Trịnh Thị Toan, sinh năm 1952, nguyên nữ công nhân sợi con, phân xưởng sợi Nhà máy Dệt 8/3, người có nhiều đóng góp để giữ vững và phát triển sản xuất trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ đã cùng nhiều đại biểu ôn lại truyền thống vẻ vang của dân tộc và những đóng góp của những nữ tướng, nữ anh hùng, các nhà khoa học trên mọi mặt trận, từ kinh tế, khoa học đến giáo dục, văn hóa và đời sống xã hội.
Festival "Phụ nữ Thủ đô vì hòa bình, phát triển" năm 2025 Tôn vinh sản phẩm truyền thống, sáng tạo của phụ nữ Thủ đô
Festival "Phụ nữ Thủ đô vì hòa bình, phát triển" năm 2025 diễn ra trong thời gian 2 ngày 15 và 16/3/2025 tại không gian phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội. Điểm nhấn của Festival là không gian trưng bày các sản phẩm truyền thống, sản phẩm sáng tạo từ các làng nghề Hà Nội và một số quốc gia…
Tôn vinh tài năng, vẻ đẹp của người phụ nữ Thạch Thất
Ngày 8/3, Hội LHPN huyện Thạch Thất phối hợp với Trung tâm Văn hoá Thông tin và Thể thao huyện Thạch Thất tổ chức liên hoan tiếng hát phụ nữ huyện Thạch Thất, gặp mặt phụ nữ tiêu biểu tham gia phong trào “Ba đảm đang”, trao giải cuộc thi “Áo dài qua ảnh”.
Từ “câu chuyện Bến hoa”, phụ nữ Ba Đình viết tiếp ước mơ chung sức xây Thủ đô hiện đại, giàu bản sắc
Sáng ngày 8/3, tại Bến hoa Phúc Xá – địa danh mang biểu tượng cho sự bền bỉ, “vượt nắng thắng mưa” để hồi sinh vùng đất bãi của các cán bộ, hội viên phụ nữ Ba Đình, Hội LHPN Quận đã tổ chức chương trình khai mạc Ngày hội “Áo dài xuống phố”; triển lãm ảnh “Câu chuyện Bến hoa” và ra mắt mô hình “Vườn trải nghiệm”.
Kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3/1910 - 8/3/2024): Sáng đẹp hình ảnh phụ nữ Thủ đô thanh lịch, văn minh
Thời gian qua, các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội luôn chủ động đề cao và lan tỏa nét đẹp truyền thống trong văn hóa ứng xử nơi công cộng, góp phần thiết thực xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong: Phong trào phụ nữ “Ba đảm đang” còn nguyên giá trị thời đại
Sáng 6-3, Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) thành phố Hà Nội, Huyện ủy Đan Phượng tổ chức Hội thảo với chủ đề: “Phong trào Phụ nữ Ba đảm đang - giá trị lịch sử và thời đại”.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong chúc mừng Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam
Sáng 7-3, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đến thăm, chúc mừng Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam nhân kỷ niệm 115 năm Ngày Quốc tế phụ nữ (8/3/1910 - 8/3/2025).
Hội LHPN Hà Nội: Hưởng ứng “Tuần lễ áo dài” năm 2025
Sáng ngày 3/3/2025, tại Lễ chào cờ đầu tuần, cơ quan Hội LHPN Hà Nội, đồng chí Lê Kim Anh, Ủy viên Đoàn Chủ tịch TƯ Hội LHPN Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội đã phát động cán bộ, công chức viên chức người lao động tích cực hưởng ứng “Tuần lễ áo dài” năm 2025 từ ngày 1/3-8/3/2025.