Thursday, 13:21 21-11-2024
Hotline: (04) 3942 2881
Thursday, 13:21 21-11-2024

PHỤ NỮ THỦ ĐÔ TRUNG HẬU SÁNG TẠO ĐẢM ĐANG THANH LỊCH NHÉ

Góp ý dự án Luật Thủ đô (sửa đổi): Những điểm nổi bật quy định về bảo vệ môi trường

Thứ Ba, 15:02 28/11/2023

Theo Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) đang được trình Quốc hội, về bảo vệ môi trường có một số điểm nổi bật của các quy định như: Quy định mới về vùng phát thải thấp; Việc di dời các cơ sở sản xuất, bệnh viện ô nhiễm môi trường khỏi đô thị trung tâm; Biện pháp giảm ô nhiễm không khí; giảm phát thải nhựa; Lộ trình thực hiện việc di dời các cơ sở sản xuất trong khu dân cư, làng nghề ở nông thôn.

Mục tiêu bảo vệ môi trường Hà Nội được Đảng bộ Thành phố Hà Nội đề ra tại Nghị quyết số 11-NQ/TU của Thành uỷ Hà Nội về tăng cường công tác BVMT trên địa bàn Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và những năm tiếp theo.

Nhiều hoạt động bảo vệ môi trường

Để thực hiện được các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra trong các nghị quyết nêu trên cũng như định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030 tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, các Nghị quyết của Đảng về phát triển kinh tế bền vững, chủ động thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, dịch bệnh; giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã kế thừa một số quy định tại Điều 14 của Luật Thủ đô 2012 về bảo vệ môi trường nhưng sửa đổi, bổ sung cho phù hợp như quy định tại Điều 29.

Đồng thời, chính sách về bảo vệ môi trường còn được thể hiện ở các điều khoản về Phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số: Lĩnh vực trọng điểm về KHCN của Thủ đô bao gồm công nghệ môi trường, giảm phát thải các-bon, ứng phó với BĐKH (khoản 1 Điều 25).

Về thu hút nhà đầu tư chiến lược (điểm a, khoản 1 Điều 44): Xử lý ô nhiễm môi trường các dòng sông thuộc danh mục dự án trọng điểm của Thủ đô để thu hút nhà đầu tư chiến lược; Về Ưu đãi đầu tư (điểm e, khoản 1 Điều 45), ưu đãi đầu tư đối với Dự án sử dụng CNC, tiên tiến trong lĩnh vực moi trường, ứng phó BĐKH, xử lý chất thải, nước thải, dự án phát triển làng nghề truyền thống. Các quy định này cùng với Điều 29 tạo thành hệ thống giải pháp tổng thể về bảo vệ môi trường Thủ đô.

Một số điểm nổi bật của các quy định về bảo vệ môi trường trong Luật Thủ đô thể hiện ở nội dung cơ bản sau:

Quy định mới về Vùng phát thải thấp (Điều 29)

Dự thảo quy định HĐND thành phố Hà Nội quy định: Vùng phát thải thấp và các biện pháp cần thiết kèm theo để bảo đảm phát triển bền vững. Việc hình thành các quy định về điều kiện thực hiện Vùng phát thải thấp nhằm thực thi có hiệu quả hơn quy định đối với từng phân vùng môi trường tại Điều 23 Luật Bảo vệ môi trường 2020 và các Điều 22 và 23 của Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (Nghị định 08/2022/NĐ-CP) về Vùng bảo vệ nghiêm ngặt và Vùng hạn chế phát thải.

Theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP, các khu dân cư tập trung ở đô thị bao gồm khu vực nội thành, nội thị của các đô thị đặc biệt (trong đó có Thủ đô Hà Nội) là Vùng bảo vệ nghiêm ngặt và khu vực vùng đệm của Vùng bảo vệ nghiêm ngặt là Vùng hạn chế phát thải.

Yêu cầu về bảo vệ môi trường theo các phân vùng môi trường trên là phải đáp ứng các yêu cầu về quy chuẩn kỹ thuật về nước thải, khí thải quy định giá trị giới hạn cho phép của các chất ô nhiễm phù hợp với yêu cầu bảo vệ của phân vùng môi trường đối với vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát thải, bảo đảm không gây tác động xấu đến sự sống và phát triển bình thường của con người, sinh vật.

Tuy nhiên, những yêu cầu, điều kiện nêu trên chưa có (a) các biện pháp nhằm khuyến khích đầu tư đối với lĩnh vực, phương thức sản xuất, kinh doanh dịch vụ có mức độ phát thải thấp trên địa bàn Thủ đô; (b) biện pháp khuyến khích sử dụng phương tiện giao thông có mức độ phát thải thấp (như đường sắt đô thị, xe điện, xe sử dụng năng lượng sạch, có mức độ phát thải thấp…); (c) biện pháp hạn chế phương tiện giao thông cá nhân, phương tiện gây ô nhiễm di chuyển trong một số khu vực của Hà Nội (như khu nội đô lịch sử); (d) biện pháp sử dụng, áp dụng các trang thiết bị, máy móc, nguyên liệu sạch, năng lượng tái tạo…

Việc di dời các cơ sở sản xuất, bệnh viện ô nhiễm môi trường khỏi đô thị trung tâm (Điều 20, 29)

Việc di dời các cơ sở sản xuất, bệnh viện ô nhiễm môi trường ra khỏi đô thị trung tâm được quy định tại Luật Thủ đô 2012 và được tiếp tục quy định chi tiết và cụ thể hơn tại Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) tại các quy định tại Điều 20 và Điều 29, bao gồm biện pháp, lộ trình di dời: các cơ sở sản xuất công nghiệp, cơ sở y tế… không phù hợp với Quy hoạch chung Thủ đô và di dời cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường kéo dài, sử dụng quá tải hoặc thâm dụng lao động, cơ sở y tế có nguy cơ truyền nhiễm, lây nhiễm cao ra khỏi đô thị trung tâm.

Biện pháp này là cần thiết để Thủ đô thực hiện được yêu cầu về Vùng bảo vệ nghiêm ngặt và Vùng hạn chế phát thải của pháp luật về bảo vệ môi trường (như đã nêu ở trên) cũng như để thực hiện giải pháp về Vùng phát thải thấp theo quy định của Luật Thủ đô (sửa đổi).

Biện pháp giảm ô nhiễm không khí; giảm phát thải nhựa (Điều 29)

Như đã đề cập trong Báo cáo đánh giá tác động và thuyết minh dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), ô nhiễm không khí tại Thủ đô Hà Nội, đặc biệt là ô nhiễm bụi PM10 và bụi PM2.5. Mức độ ô nhiễm bụi mịn có xu hướng tăng qua các năm. Do đó, quy định về Vùng phát thải thấp là cơ sở để xây dựng các biện pháp giảm ô nhiễm không khí, giảm phát thải nhựa.

Các biện pháp này được đề xuất tại Khoản 4 Điều 29 là phù hợp với khả năng thực hiện của Thủ đô, như “hỗ trợ cá nhân, hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi phương tiện giao thông từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng năng lượng sạch và lộ trình thực hiện; thu mua, đổi phương tiện giao thông cũ sang phương tiện giao thông sử dụng năng lượng sạch để giảm ô nhiễm môi trường; đầu tư phát triển phương tiện giao thông công cộng kết hợp lộ trình hạn chế phương tiện giao thông cá nhân để hạn chế ùn tắc giao thông, giảm phát thải”.

Ngoài ra, để giảm ô nhiễm không khí tại Hà Nội, Dự thảo Luật Thủ đô cũng đã xác định cần phải có sự phối hợp giữa Thành phố Hà Nội với các địa phương khác trong Vùng Thủ đô như theo quy định tại Điều 48 của Dự thảo.

Những điểm nổi bật quy định về bảo vệ môi trường - ảnh 2

Giải quyết ô nhiễm môi trường làng nghề truyền thống

Vấn đề giảm phát thải nhựa được quy định tại Điều 73 Luật Bảo vệ môi trường 2020 nhưng mới chỉ quy định trách nhiệm của “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo tổ chức thu gom, xử lý chất thải nhựa trên địa bàn; tuyên truyền, vận động việc hạn chế sử dụng bao bì nhựa khó phân hủy sinh học và sản phẩm nhựa sử dụng một lần; tuyên truyền về tác hại của việc thải bỏ ngư cụ trực tiếp xuống biển, rác thải nhựa đối với hệ sinh thái.”

 Hà Nội cần thiết phải có các biện pháp mạnh hơn để có thể giảm phát thải nhựa, như quy định hạn chế sử dụng bao gói nilon, nhựa khi mua hàng. Những biện pháp mạnh có thể sẽ tác động được vào ý thức của người dân, doanh nghiệp trong việc giảm phát thải nhựa trên địa bàn Thủ đô.

Lộ trình thực hiện việc di dời các cơ sở sản xuất trong khu dân cư, làng nghề ở nông thôn

Để thực hiện quy hoạch phát triển nghề, làng nghề ở Thủ đô đến năm 2030 theo hướng phát triển làng nghề song song với khôi phục, phát triển ngành nghề truyền thống, ổn định thị trường tiêu thụ, bảo đảm an toàn về môi trường sinh thái, Thành phố Hà Nội có trách nhiệm xây dựng, ban hành cơ chế chính sách nhằm hỗ trợ các cơ sở sản xuất nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường của các làng nghề; khuyến khích áp dụng sản xuất sạch hơn bằng các công nghệ giảm thiểu ô nhiễm môi trường; tổ chức di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ra khỏi khu dân cư ở nông thôn.

Do đó, quy định tại Điều 29 của Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) nhằm bảo đảm khả năng thi hành của về định hướng phát triển làng nghề của Thủ đô Hà Nội một cách bền vững và bảo đảm sức khoẻ, hạn chế ô nhiễm trong các khu dân cư ở nông thôn.

Nguồn: baophunuthudo.vn

Bài viết gần đây

Cụm thi đua số 4: Tiếp tục duy trì và nhân rộng những đoạn đường, tuyến phố bích họa, nở hoa

Thứ Tư, 14:11 20/11/2024

Năm 2024, tiếp tục tham gia cuộc thi “Đoạn đường tuyến phố bích họa, nở hoa” do Hội LHPN Hà Nội phát động, Cụm thi đua số 4 gồm 6 Hội LHPN các huyện: Thường Tín, Phú Xuyên, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Thanh Oai và Chương Mỹ đã tập trung vận động nguồn lực, phát huy vai trò của cán bộ, hội viên, phụ nữ trong việc cải tạo hiện trạng, trồng cây hoa, vẽ tranh bích họa, chăm sóc cây xanh đảm bảo vệ sinh cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp tại các khu dân cư, tổ dân phố, góp phần xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu...

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Hỗ trợ phát triển phụ nữ Hà Nội kỷ niệm 38 năm ngày thành lập

Thứ Tư, 11:32 20/11/2024

Sáng ngày 19/11, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Hỗ trợ phát triển phụ nữ Hà Nội tổ chức gặp mặt cán bộ, giáo viên đang tham gia giảng dạy các lớp đào tạo nghề tại Trung tâm nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, đồng thời kỷ niệm 38 năm ngày thành lập.

Sinh hoạt CLB Phụ nữ Thủ đô tháng 11: Tìm hiểu lịch sử từ các cổ vật tại Hoàng thành Thăng Long

Thứ Bảy, 17:11 09/11/2024

Tối ngày 8/11, Câu lạc bộ Phụ nữ Thủ đô tổ chức hành trình Tìm hiểu lịch sử cho hội viên câu lạc bộ qua trải nghiệm Tour đêm tại Hoàng Thành Thăng Long.

Mái ấm khang trang cho gia đình hội viên có hoàn cảnh khó khăn huyện Ba Vì

Thứ Bảy, 17:08 09/11/2024

“Mái ấm tình thương” của gia đình bà Nguyễn Thị Loan, hội viên Chi hội phụ nữ thôn Viên Châu, xã Cổ Đô, huyện Ba Vì, TP Hà Nội được khởi công từ ngày 15/6/2024, đến nay cơ bản đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Từ nay, gia đình bà Loan đã có một nơi ăn ở sạch sẽ, an toàn để an cư lạc nghiệp.

Hội LHPN TP Hà Nội phát động hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam

Thứ Sáu, 17:04 08/11/2024

Ngày 7/11, tại UBND Thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì, Hội LHPN TP Hà Nội tổ chức chương trình “Phát động hưởng ứng Ngày Pháp luật Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2024” và tổ chức phiên tòa giả định tuyên truyền pháp luật phòng ngừa, ứng phó với bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em.

Hội LHPN Hà Nội chúc mừng kỷ niệm 71 năm Quốc khánh Campuchia

Thứ Sáu, 17:01 08/11/2024

Sáng ngày 7/11, Đoàn công tác Hội LHPN Hà Nội do Phó Chủ tịch Lê Thị Thiên Hương dẫn đầu đã tới Đại sứ quán Campuchia thăm, chúc mừng Đại sứ Chea Kimtha cùng cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Campuchia tại Việt Nam nhân dịp 71 năm Quốc khánh Vương quốc Campuchia (9/11/1953 – 9/11/2024).

Cụm thi đua 5 thành phố trực thuộc TƯ: Nhiều công trình, phần việc ý nghĩa lan tỏa trong cộng đồng

Thứ Tư, 16:00 06/11/2024

Chiều 5/11/2024, tại Trung tâm Phụ nữ và Phát triển (20 Thụy Khuê, Hà Nội), Cụm thi đua 5 thành phố trực thuộc Trung ương gồm: TP Hà Nội, Cần Thơ, Hải Phòng, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động cụm thi đua năm 2024.

Toàn văn phát biểu nhận nhiệm vụ của Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Tuyến

Thứ Năm, 16:08 07/11/2024

Ngày 6/11/2024, Hội LHPN Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Tiếp đó đã diễn ra Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành TW Hội khóa XIII để kiện toàn nhân sự Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch và Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam nhiệm kỳ 2022-2027.Theo Quyết định số 1638-QĐNS/TW ngày 30/10/2024, Bộ Chính trị điều động, chỉ định đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên TW Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, giữ chức Bí thư Đảng đoàn Hội LHPN Việt Nam nhiệm kỳ 2022-2027.

Cảnh báo: Mạo danh cơ quan Bảo hiểm xã hội qua tin nhắn để lừa đảo

Thứ Năm, 16:05 07/11/2024

Gần đây, trên địa bàn thành phố Hà Nội, một số đối tượng đã mạo danh là cơ quan Bảo hiểm xã hội nhắn tin cho người lao động để thông báo việc nhận tiền trợ cấp Covid-19.

Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến giữ chức Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

Thứ Tư, 15:54 06/11/2024

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam lần thứ 11, khóa XIII đã bầu Bí thư Đảng đoàn Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Tuyến tham gia Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội, giữ chức Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam nhiệm kỳ 2022-2027.