Tăng cường dịch vụ hỗ trợ phụ nữ di cư hồi hương
Tính đến năm 2024, có khoảng 6 triệu người Việt Nam định cư ở nước ngoài, trong đó có khoảng 2.8 triệu phụ nữ. Những phụ nữ di cư hồi hương gặp nhiều khó khăn trong hoà nhập cộng đồng, cần được sự hỗ trợ.
Hàng trăm phụ nữ di cư hồi hương được hỗ trợ
Sau 20 năm bị lừa bán sang nước ngoài, chị Đ (ở Ba Vì, Hà Nội) mới được trở về quê hương. Thế nhưng, ở nơi chôn rau cắt rốn, chị lại gặp vô vàn khó khăn khác. Đặc biệt, chị Đ còn gặp khó khăn trong nhập khẩu và nhà ở. Chị đã được các cán bộ Hội Phụ nữ và Văn phòng Dịch vụ một điểm đến - Hỗ trợ phụ nữ di cư hồi hương và gia đình họ (gọi tắt là OSSO) trao đổi, tư vấn, hỗ trợ chị nhập khẩu tại Việt Nam.
Toàn cảnh Hội nghị họp với các đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ phụ nữ di cư hồi hương của Văn phòng OSSO Hà Nội do Hội LHPN TP Hà Nội tổ chức ngày 4/10/2024.
Hay chị L, hơn 10 năm đi xuất khẩu lao động bằng hình thức không chính thống, đến tháng 5/2024, gia đình mất liên lạc với chị. Ba tháng trước, cơ quan công an thông báo cho gia đình đón chị ở Lạng Sơn, thì chị L đã bị trầm cảm, sang chấn tâm lý nặng. Chị không thể tiếp xúc với chồng con, thường xuyên đi lang thang, chửi bới, không thể ăn ngủ được… Chị L đã được Hội Phụ nữ và Văn phòng OSSO hỗ trợ thăm, khám, tư vấn và chăm sóc tâm lý…
Đây là 2 trong số rất nhiều trường hợp phụ nữ hồi hương trở về gặp khó khăn khi hoà nhập cộng đồng. Theo báo cáo, tính đến năm 2024, cả nước có khoảng 6 triệu người Việt Nam định cư ở nước ngoài, trong đó có khoảng 2,8 triệu phụ nữ. Số lao động đi làm việc ở nước ngoài trong 3 tháng đầu năm 2024 là gần 36.000 người, trong đó có hơn 30% là lao động nữ.
Bên cạnh những mặt tích cực, di cư quốc tế cũng đặt nhiều thách thức trong vấn đề bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người di cư, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em như bất đồng ngôn ngữ, bất đồng về văn hoá, bị bạo hành, lạm dụng, bị bóc lột sức lao động…
Khi hồi hương, họ cũng gặp khó khăn như thiếu cơ hội việc làm, kỳ thị hoặc định kiến gia đình/xã hội, bị đẩy trở lại nghèo đói, tổn thương nếu không có sự can thiệp và hỗ trợ thích đáng.
Báo cáo tại Hội nghị họp với các đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ phụ nữ di cư hồi hương của Văn phòng OSSO Hà Nội do Hội LHPN TP Hà Nội tổ chức ngày 4/10/2024, bà Nguyễn Ngọc Ánh, cán bộ quản lý và phát triển mô hình, Trung tâm phụ nữ và phát triển, Trung ương Hội LHPN Việt Nam cho biết: Sau 17 năm, Ngôi nhà Bình yên đã tiếp nhận tạm lánh hơn 1.700 phụ nữ, trẻ em đến từ các tỉnh thành trong cả nước. Đa số nạn nhân bị mua bán trở về còn có tâm lý e ngại, không muốn công khai hoàn cảnh và quá khứ của mình, cộng đồng còn có định kiến về việc bị mua bán, về di cư hồi hương trở về dẫn tới việc không được tiếp cận một số chính sách hỗ trợ đã có.
Hội LHPN TP Hà Nội tổ chức chương trình truyền thông hưởng ứng tháng hành động quốc gia về phòng, chống mua bán người, bạo lực gia đình và tư ván hỗ trợ phụ nữ di cư an toàn, phòng ngừa mua bán người tại huyện Quốc Oai.
Một số nạn nhân bị mua bán khi tạm lánh một thời gian mới phát biện bị mắc một số vấn đề tâm thần nghiêm trọng, do đó cần phải chuyển đến các cơ sở y tế bệnh viện để được hỗ trợ kịp thời.
Chị Vũ Ngọc Yến, Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Phú Xuyên cũng bày tỏ: Huyện Phú Xuyên có 49 phụ nữ di cư hồi hương trở về. Các chị chủ yếu là đi xuất khẩu lao động tại một số quốc gia như: Trung Quốc, Đài Loan, Nhật bản, Hàn Quốc, Ả rập Xê út, Nga…, trong đó có 2 chị bị mua bán trở về.
Hội LHPN huyện Phú Xuyên đã rà soát, giới thiệu để các chị em phụ nữ di cư hồi hương và gia đình nhận được nhiều sự giúp đỡ rất thiết thực và hiệu quả, với 41 lượt chị em, trẻ em được giúp đỡ, hỗ trợ; hỗ trợ kiến thức, kỹ năng, tâm lý, pháp lý và một phần kinh phí để họ có nguồn sinh kế ổn định cuộc sống khi trở về…
Bàn nhiều giải pháp hỗ trợ phụ nữ di cư hồi hương
Tại Hội nghị họp với các đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ phụ nữ di cư hồi hương của văn phòng OSSO Hà Nội ngày 4/10/2024, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương nhấn mạnh, để giải quyết các vấn đề đang đặt ra đối với phụ nữ di cư hồi hương, Trung ương Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc KOICA và sự hỗ trợ kỹ thuật của Tổ chức Di cư quốc tế IOM đã xây dựng và triển khai Dự án “Tăng cường năng lực của Việt Nam nhằm hỗ trợ tái hòa nhập bền vững cho Phụ nữ di cư hồi hương và gia đình họ từ năm 2020 tại 05 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hậu Giang và Cần Thơ với đầu ra chính là việc xây dựng và vận hành mô hình Văn phòng một điểm đến hỗ trợ phụ nữ di cư hồi hương (gọi tắt là Văn phòng OSSO).
Năm 2021, Trung ương Hội LHPN Việt Nam và Hội LHPN Hà Nội ký kết Hợp đồng trách nhiệm số 04/HĐTN/2021, giao Hội LHPN Hà Nội triển khai một số hoạt động của Dự án như: khảo sát phụ nữ di cư hồi hương trên địa bàn; tổ chức hoạt động truyền thông giới thiệu dự án; tư vấn, hỗ trợ nữ di cư hồi hương và gia đình họ tại địa phương; phối hợp và kết nối hỗ trợ nữ di cư hồi hương và gia đình họ có hoàn cảnh khó khăn.
Các đại biểu cùng thảo luận trong chương trình truyền thông tư vấn, hỗ trợ di cư an toàn, phòng ngừa mua bán người tại huyện Ba Vì, Hà Nội tháng 6/2024.
Năm 2023, Trung ương Hội LHPN Việt Nam có Công văn số 2654/ĐCT-CSLP, ngày 6/11/2023 chỉ đạo và chuyển giao mô hình thí điểm Văn phòng Một điểm đến hỗ trợ Phụ nữ di cư hồi hương – OSSO tại Hà Nội cho Hội LHPN Hà Nội quản lý, vận hành. Hội LHPN Hà Nội đã tiếp nhận quản lý, vận hành Văn phòng OSSO và triển khai các hoạt động hỗ trợ phụ nữ di cư hồi hương trên địa bàn Hà Nội từ tháng 2/2024 đến nay.
Năm 2024, Văn phòng OSSO Hà Nội đã tiếp và tư vấn tại cho 465 lượt khách hàng là phụ nữ di cư, phụ nữ di cư hồi hương, tư vấn hỗ trợ chuyên sâu cho 5 trường hợp phụ nữ di cư hồi hương trở về pháp lý, tâm lý, y tế, hỗ trợ kinh phí học nghề cho 05 phụ nữ di cư hồi hương, học phí cho 5 trẻ em là con của phụ nữ di cư hồi hương. Ngoài ra tổ chức các cuộc truyền thông, đối thoại, hội thảo trao đổi các chính sách hỗ trợ phụ nữ di cư hồi hương tái hòa nhập bền vững.
Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương cũng đề nghị: Để công tác tư vấn, hỗ trợ giải quyết các vấn đề mà phụ nữ di cư hồi hương, phụ nữ là nạn nhân của mua bán người, nạn nhân bạo lực gia đình gặp phải, các cấp Hội Phụ nữ trên địa bàn TP Hà Nội cần tăng cường công tác nắm bắt thông tin ngay từ cơ sở, kịp thời nắm bắt tình hình di cư của hội viên, phụ nữ, các trường hợp phụ nữ di cư hồi hương tại địa phương, đặc biệt là những trường hợp gặp khó khăn, vướng mắc về pháp lí, tâm lí, y tế, giáo dục, việc làm… khi trở về; kịp thời thông tin, trao đổi với Hội LHPN Hà Nội thông qua Văn phòng OSSO Hà Nội để phối hợp hỗ trợ kịp thời; tích cực phối hợp chặt chẽ với Văn phòng OSSO Hà Nội trong các hoạt động truyền thông, tư vấn tại cộng đồng.
Văn phòng OSSO cần tiếp tục đảm bảo thực hiện các hoạt động theo chỉ đạo của Trung ương, Thành Hội và kế hoạch hoạt động Dự án được phê duyệt, tiếp thu các ý kiến, giải pháp để thực hiện các hoạt động của Văn phòng OSSO đạt được những kết quả tốt hơn, đảm bảo mục tiêu và tôn chỉ hoạt động của Văn phòng OSSO hướng tới hỗ trợ một cách toàn diện cho chị em phụ nữ di cư hồi hương và con của họ…
Các cán bộ Văn phòng OSSO tư vấn giúp người di cư hồi hương và gia đình họ giải quyết những vấn đề của mình.
Là đơn vị có phụ nữ di cư hồi hương đã và đang được hỗ trợ, bà Vũ Ngọc Yến, Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Phú Xuyên cũng cho biết: Phát huy vai trò của các cấp Hội phụ nữ trong tuyên truyền, vận động, hỗ trợ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, trẻ em và bình đẳng giới, thời gian gian tới, Hội LHPN huyện Phú Xuyên tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về di cư, hồi hương; đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ, xây dựng gia đình văn minh hạnh phúc, để chị em phụ nữ, nhất là đối tượng phụ nữ dễ bị tổn thương như phụ nữ cô đơn, phụ nữ nghèo, hỗ trợ cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn,...
Bên cạnh đó, Hội cũng tuyên truyền để người dân nâng cao hiểu biết cảnh giác với thủ đoạn mua bán người, bạo lực, xâm hại; thu hút các hội viên tham gia tổ chức Hội, để Hội trở thành mái nhà chung cho chị em phụ nữ, là nơi để chị em được bày tỏ tâm tư, nguyện vọng và là nơi học hỏi, trao đổi kinh nghiệm sống, tích cực tham gia lao động sản xuất, phát triển kinh tế, tránh được các nguy cơ bị bạo hành, lợi dụng, xâm hại, xây dựng...
Ông Nguyễn Tiến Trung, Phó Giám đốc Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em Hà Nội, Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội đề xuất: Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật sâu rộng về Luật bình đẳng giới, Luật phòng chống bạo lực gia đình, để mỗi cơ quan, tổ chức và người dân biết rõ việc tố cáo, lên tiếng hành vi bạo lực phụ nữ trẻ em là nghĩa vụ và trách nhiệm. Bên cạnh đó, cần tăng cường giáo dục kiến thức về bình đẳng giới cho người dân để mọi phụ nữ và trẻ em gái có kỹ năng tự bảo vệ, phòng ngừa bạo lực, xâm hại và mua bán người, lên tiếng tìm kiếm sự trợ giúp của mọi người, của cơ quan đoàn thể và chính quyền địa phương.
Cho rằng, cần tăng cường đẩy mạnh công tác tuyên truyền, để phòng chống mua bán người, di cư hợp pháp, bà Tống Thị Thanh Nam, Nguyên Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội nhấn mạnh: Hoạt động truyền thông cần có sự đổi mới và sâu rộng hơn đến nhiều đối tượng phụ nữ. “Tuyên truyền để họ hiểu về những rủi ro khi di dư bất hợp pháp, phòng ngừa tệ nạn mua bán người, để họ tự bảo vệ mình, trước khi người khác đi giúp họ” – bà Thanh Nam nói.
Mô hình văn phòng Dịch vụ một điểm đến - Hỗ trợ phụ nữ di cư hồi hương và gia đình họ (gọi tắt là văn phòng OSSO) có chức năng cung cấp dịch vụ tư vấn/tham vấn miễn phí và kết nối hỗ trợ phụ nữ Việt Nam di cư hồi hương nhằm giúp họ tái hòa nhập bền vững.
Nhiệm vụ của Văn phòng OSSO là tư vấn và tham vấn giúp khách hàng giải quyết những vấn đề của mình, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em di cư hồi hương. Tư vấn và hỗ trợ kết nối dịch vụ, chuyển tuyến về trợ giúp pháp lý, lao động, việc làm, vay vốn, khởi nghiệp kinh doanh. Kết nối để khách hàng có thể tiếp cận tới các hoạt động của tổ chức Hội (Câu lạc bộ/tổ nhóm sở thích; chi/tổ phụ nữ). Xây dựng mạng lưới phối hợp với các sở, ban ngành và các đơn vị cung cấp dịch vụ nhằm kết nối hỗ trợ hiệu quả cho khách hàng.
Phụ nữ di cư hồi hương và gia đình của họ có nhu cầu có thể đến trực tiếp tại Văn phòng OSSO, qua các nền tảng mạng xã hội hoặc tư vấn qua đường dây hotline của Văn phòng: 1800599967.
Nguồn: baophunuthudo.vn
Tin cùng chuyên mục
Bài viết gần đây
Cụm thi đua số 4: Tiếp tục duy trì và nhân rộng những đoạn đường, tuyến phố bích họa, nở hoa
Năm 2024, tiếp tục tham gia cuộc thi “Đoạn đường tuyến phố bích họa, nở hoa” do Hội LHPN Hà Nội phát động, Cụm thi đua số 4 gồm 6 Hội LHPN các huyện: Thường Tín, Phú Xuyên, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Thanh Oai và Chương Mỹ đã tập trung vận động nguồn lực, phát huy vai trò của cán bộ, hội viên, phụ nữ trong việc cải tạo hiện trạng, trồng cây hoa, vẽ tranh bích họa, chăm sóc cây xanh đảm bảo vệ sinh cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp tại các khu dân cư, tổ dân phố, góp phần xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu...
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Hỗ trợ phát triển phụ nữ Hà Nội kỷ niệm 38 năm ngày thành lập
Sáng ngày 19/11, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Hỗ trợ phát triển phụ nữ Hà Nội tổ chức gặp mặt cán bộ, giáo viên đang tham gia giảng dạy các lớp đào tạo nghề tại Trung tâm nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, đồng thời kỷ niệm 38 năm ngày thành lập.
Sinh hoạt CLB Phụ nữ Thủ đô tháng 11: Tìm hiểu lịch sử từ các cổ vật tại Hoàng thành Thăng Long
Tối ngày 8/11, Câu lạc bộ Phụ nữ Thủ đô tổ chức hành trình Tìm hiểu lịch sử cho hội viên câu lạc bộ qua trải nghiệm Tour đêm tại Hoàng Thành Thăng Long.
Mái ấm khang trang cho gia đình hội viên có hoàn cảnh khó khăn huyện Ba Vì
“Mái ấm tình thương” của gia đình bà Nguyễn Thị Loan, hội viên Chi hội phụ nữ thôn Viên Châu, xã Cổ Đô, huyện Ba Vì, TP Hà Nội được khởi công từ ngày 15/6/2024, đến nay cơ bản đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Từ nay, gia đình bà Loan đã có một nơi ăn ở sạch sẽ, an toàn để an cư lạc nghiệp.
Hội LHPN TP Hà Nội phát động hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam
Ngày 7/11, tại UBND Thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì, Hội LHPN TP Hà Nội tổ chức chương trình “Phát động hưởng ứng Ngày Pháp luật Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2024” và tổ chức phiên tòa giả định tuyên truyền pháp luật phòng ngừa, ứng phó với bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em.
Hội LHPN Hà Nội chúc mừng kỷ niệm 71 năm Quốc khánh Campuchia
Sáng ngày 7/11, Đoàn công tác Hội LHPN Hà Nội do Phó Chủ tịch Lê Thị Thiên Hương dẫn đầu đã tới Đại sứ quán Campuchia thăm, chúc mừng Đại sứ Chea Kimtha cùng cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Campuchia tại Việt Nam nhân dịp 71 năm Quốc khánh Vương quốc Campuchia (9/11/1953 – 9/11/2024).
Cụm thi đua 5 thành phố trực thuộc TƯ: Nhiều công trình, phần việc ý nghĩa lan tỏa trong cộng đồng
Chiều 5/11/2024, tại Trung tâm Phụ nữ và Phát triển (20 Thụy Khuê, Hà Nội), Cụm thi đua 5 thành phố trực thuộc Trung ương gồm: TP Hà Nội, Cần Thơ, Hải Phòng, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động cụm thi đua năm 2024.
Toàn văn phát biểu nhận nhiệm vụ của Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Tuyến
Ngày 6/11/2024, Hội LHPN Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Tiếp đó đã diễn ra Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành TW Hội khóa XIII để kiện toàn nhân sự Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch và Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam nhiệm kỳ 2022-2027.Theo Quyết định số 1638-QĐNS/TW ngày 30/10/2024, Bộ Chính trị điều động, chỉ định đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên TW Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, giữ chức Bí thư Đảng đoàn Hội LHPN Việt Nam nhiệm kỳ 2022-2027.
Cảnh báo: Mạo danh cơ quan Bảo hiểm xã hội qua tin nhắn để lừa đảo
Gần đây, trên địa bàn thành phố Hà Nội, một số đối tượng đã mạo danh là cơ quan Bảo hiểm xã hội nhắn tin cho người lao động để thông báo việc nhận tiền trợ cấp Covid-19.
Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến giữ chức Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam lần thứ 11, khóa XIII đã bầu Bí thư Đảng đoàn Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Tuyến tham gia Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội, giữ chức Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam nhiệm kỳ 2022-2027.